(HNM) - Văn hóa Đông Sơn (khoảng từ thế kỷ VII TCN đến thế kỷ I - II SCN) là một nền văn hóa khảo cổ học thời đại kim khí ở Việt Nam, được các nhà khảo cổ học đặt tên dựa vào sự phát hiện ngẫu nhiên một nhóm đồ đồng cổ vào năm 1924 tại làng Đông Sơn ở ven Sông Mã (Thanh Hóa).
Triển lãm được kéo dài từ cuối tháng 11-2014 đến tháng 4-2015, hứa hẹn sẽ thu hút được nhiều du khách trong nước và quốc tế.
Thạp Bảo Thịnh (bảo vật quốc gia) làm từ đồng được phát hiện tại thị trấn Yên (tỉnh Yên Bái).
Hoa văn tinh xảo trên mặt trống đồng được phát hiện tại Cốc Lếu (tỉnh Lào Cai).
Các họa tiết trên mặt trống đồng được phát hiện tại Đông Xá (tỉnh Hưng Yên).
Đồ dùng sinh hoạt bằng đồng xuất hiện phổ biến trong văn hóa Đông Sơn với nhiều hình thức khác như thạp, thố, bình, lọ… cùng nhiều loại vật dụng thể hiện sự trau chuốt, cầu kỳ trong kỹ thuật (hình ảnh một chiếc bình được làm bằng gốm).
Hiện vật về kỹ thuật phát triển vũ khí với các mũi tên được làm bằng đồng phát hiện tại Cổ Loa (Đông Anh).
Các hiện vật trưng bày được chia theo các loại hình tiêu biểu như: Trống đồng, công cụ lao động, đồ dùng sinh hoạt, vũ khí, nhạc khí, trang sức…
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.