(HNMO) - Nhóm chiến binh Somalia Al-Shabab đã cảnh báo Kenya nên rút quân khỏi Somalia hoặc sẽ phải đối mặt với những cuộc chiến đẫm máu.
Phát ngôn viên Al-Shabab Ali Mohamud Rage cho biết, các tay súng của ông sẽ tấn công Nairobi.
Kenya đã tiến hành một cuộc tấn công trên không và trên mặt đất hồi cuối tuần, để đáp trả những vụ bắt cóc qua biên giới mà nước này đổ lỗi cho al-Shabab.
Nhóm chiến binh không khoan nhượng, hiện kiểm soát phần lớn phía nam Somalia, đã phủ nhận việc tiến hành các vụ bắt cóc.
Các nhân chứng cho biết, hàng trăm tay súng al-Shabab đã mở đường tiến vào các khu vực nơi lực lượng Kenya đang tập hợp.
Quân đội Kenya đã vượt qua biên giới hồi cuối tuần, được sự hỗ trợ bởi máy bay trực thăng và súng máy.
Hiện chưa có bất cứ báo cáo nào về các cuộc chạm trán lớn mặc dù quân đội Kenya cho biết, hoạt động này sẽ diễn ra.
Nhóm chiến binh Hồi giáo đã rơi vào cuộc chiến với chính quyền chuyển tiếp để kiểm soát các phần lãnh thổ quốc gia còn lại, đặc biệt là ở thủ đô Mogadishu.
Chính phủ còn kểm soát rất ít lãnh thổ, nhưng đã có những nhóm chiến binh trong nước mà chính phủ coi như đồng minh và được ủng hộ bởi cộng đồng quốc tế.
Các quan chức Kenya cho biết, họ đã muốn đảm bảo rằng các chiến binh al-Shabab không thể hoạt động ở bất cứ nơi đâu gần vùng biên giới chung giữa hai nước.
Nairobi đã bị tức giận bởi những cuộc bắt cóc kiều bào nước ngoài gần biên giới. Gần đây nhất, 2 nhân viên cứu trợ Tây Ban Nha đã bị bắt ở trại tị nạn Dadaab.
Một phụ nữ Pháp sống ở Lamu và một du khách người Anh cũng đã bị bắt cóc trong những tuần gần đây.
Dẫu rằng Kenya đã đổ lỗi những vụ bắt cóc trên cho al-Shabab nhưng nhóm này đã phủ nhận sự liên quan.
Sau hai thập niên xung đột nội bộ, Somalia ngập trong súng đạn và các nhà phân tích cho rằng, bất cứ nhóm chiến binh nào cũng có thể tiến hành các vụ bắt cóc - trong đó có cả các băng cướp.
Bộ trưởng Ngoại giao Kenya Moses Masika Wetangula cho biết, quân đội đã vượt qua biên giới theo yêu cầu của chính phủ chuyển tiếp Somalia.
Nhưng một số quan chức của chính phủ đã phủ nhận việc biết cuộc xâm nhập này và cho biết, Kenya chỉ cung cấp sự hỗ trợ hậu cần.
Những sự can thiệp nước ngoài trước đó vào Somalia đã kết thúc bằng việc rút quân đầy bẽ mặt - của Mỹ vào năm 1992 và của Ethiopia vào năm 2006.
Các phóng viên cho biết, nhiều người Kenya lo sợ đất nước của họ có thể sa lầy vào một cuộc xung đột lâu dài và bất bại.
al-Shabab, nhóm chiến binh có liên hệ với al-Qaeda, đã từng đe dọa Kenya một vài lần trong quá khứ. Nhưng nhóm này hiếm khi hành động bên ngoài Somalia. Chỉ duy nhất một cuộc tấn công lớn trước đó mà nhóm này cho biết, nhóm đã thực hiện, là một vụ nổ bom tự sát ở thủ đô Kampala của Uganda khiến hàng chục người chết.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.