Theo dõi Báo Hànộimới trên

Nhà nước thiệt hại 3000 tỷ đồng - Có hay không?

ANHTHU| 06/10/2006 07:42

Nhằm đẩy nhanh tiến độ đô thị hóa trên địa bàn quận Tây Hồ, huyện Từ Liêm nói riêng và Thủ đô nói chung, ngày 19-12-1997, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định (QĐ) số 1106/TTg  thu hồi 3.231.367 m2 đất (trong đó có 2.296.011 m2 đất thuộc phường Phú Thượng, Xuân La-Tây Hồ và 935.356 m2 đất thuộc xã Xuân Đỉnh, Đông Ngạc-Từ Liêm) cho Cty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị Hà Nội thuộc Sở XD Hà Nội thuê và được phép dùng tiền thuê đất để góp vốn  liên  doanh  trong  Cty TNHH Phát triển khu đô thị Nam Thăng Long (KĐTNTL).

Nhằm đẩy nhanh tiến độ đô thị hóa trên địa bàn quận Tây Hồ, huyện Từ Liêm nói riêng và Thủ đô nói chung, ngày 19-12-1997, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định (QĐ) số 1106/TTgthu hồi 3.231.367 m2 đất (trong đó có 2.296.011 m2 đất thuộc phường Phú Thượng, Xuân La-Tây Hồ và 935.356 m2 đất thuộc xã Xuân Đỉnh, Đông Ngạc-Từ Liêm) cho Cty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị Hà Nội thuộc Sở XD Hà Nội thuê và được phép dùng tiền thuê đất để góp vốnliêndoanhtrongCty TNHH Phát triển khu đô thị Nam Thăng Long (KĐTNTL), thời hạn thuê 50 năm kể từ khi được cấp phép. Trướcđó,tháng 12-1996 Bộ Kế hoạch-Đầu tư cấp giấy phép số 1792/GP, cho liên doanh giữa Cty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị Hà Nội và Tập đoàn Ciputra của In-đô-nê-xi-a thành lập Cty TNHH Phát triển KĐTNTL để thực hiện Dự án KĐTNTL (Dự án).

Dự án được chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn 1, diện tích khoảng 33 ha được UBND thành phố phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 tại QĐ 10/QĐ-UB (tháng 1-2003). Năm 2003 Dự án đã nộp tiền sử dụng đất ở theo quy định; UBND thành phố đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà (GCN QSDĐ-QSHN) ở cho các hộ mua nhà ở giai đoạn 1. Hiện có 450 hộ, với khoảng 1000 người đến sinh sống, trong đó khoảng 50% là người nước ngoài.

Giai đoạn 2, với diện tích hơn 148 ha đất, được thực hiện GPMB từ cuối năm 2002. Tháng 7-2004, quy hoạch chi tiết 1/500 được UBND thành phố phê duyệt theo quy hoạch được duyệt quy mô đất ở gồm 17ha xây dựng nhà thấp tầng, 26ha xây dựng nhà cao tầng, chiếm 29,5% (không thu tiền sử dụng đất), xác định rõ diện tích xây nhà cao tầng, thấp tầng, công cộng... Tháng 8-2004, Cty liên doanh có công văn gửi ngành chức năng và Thành phố xin xác định tiền sử dụng đất để bảo đảm cho các hộ dân khi mua nhà được cấp GCN QSDĐ-QSHN ở. Tháng 9-2004, liên ngành chức năng có tờ trình gửi UBND thành phố về chính sách thu tiền sử dụng đấtgiai đoạn 2 và được chấp thuận. Thành phốgiao Cục Thuế chủ trì cùng các ngành liên quan xác định mức giá đất và thu tiền sử dụng đất giai đoạn 2 theo các văn bản của Nhà nước, Thành phố có hiệu lực tại thời điểm xác định giá đất, làm căn cứ để thu tiền sử dụng đất gồm: NĐ 187/1994/CP; QĐ 3519/1997/QĐ-UB của UBND thành phố về khung giá các loại đất trên địa bàn. Đồng thời, thực hiện Chỉ thị 05 ngày 9-2-2004 của Thủ tướng Chính phủ, Công văn số 7760 ngày 14-7-2004 của Bộ Tài chính về thực hiện Luật Đất đai 2003, trong đó quy định thực hiện giá đất từ 1-7 đến 31-12-2004, ngày 4-8-2004 UBND Thành phố ban hành QĐ số 119/QĐ-UB có hiệu lực từ 1-7 đến 31-12-2004 điều chỉnh khung giá đất trên địa bàn. Theo đó, khung giá quy định tại QĐ 3519/1997/QĐ-UB được áp dụng hệ số điều chỉnh tăng cho phù hợp với thực tế. Cụ thể, hệ số K=1,8 đối với khu vực nội thành, K=1,5 đối với các xã, thị trấn mới chuyển thành phường khi thu tiền sử dụng đất. Đối với nhà xây chung cư cao tầng, trước không thu, nay thu tiền theo QĐ 3519, áp dụng hệ số K=1. Theo các quy định trên, ngày 30-11-2004, liên ngành có tờ trình số 29050/TT-LN xác định giá thu tiền sử dụng đất giai đoạn 2 và ngày 14-12-2004 Thành phố có văn bản số 4622/UB-NNĐC chấp thuận, áp dụng hệ số K=1 để thu tiền sử dụng đất đối với diện tích đất xây dựng nhà chung cư cao tầng; K=1,8 đối với diện tích đất xây dựng nhà ở thấp tầng thuộc địa bàn quận Tây Hồ; K=1,5 đối với diện tích đất xây dựng nhà ở thấp tầng thuộc huyện Từ Liêm.

Giai đoạn 3 đang được điều chỉnh quy hoạch chi tiết để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và sẽ thực hiện trong thời gian tới.

Có hay không việc thiệt hại 3000 tỷ đồng ?

Như vậy, 9 năm qua, việc chỉ đạo của Thành phố và việc triển khai Dự án của chủ đầu tư được thực hiện liên tục (từ năm 1997 đến nay); việc thu tiền sử dụng đất được thực hiện từ năm 2003 sau khi có quy hoạch chi tiết 1/2000 được phê duyệt; việc Liên ngành định giá đất giai đoạn 2 để Cty nộp tiền sử dụng đất là chấp hành các quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố tại các thời điểm cụ thể.

Gần đây, có ý kiến cho rằng việc thu tiền đất đối với giai đoạn 2 của dự án làm thiệt hại cho Nhà nước 3000 tỷ đồng, nhận định này chưa đúng thực tế với các quy định pháp luật tại những thời điểm đó.

Bởi lẽ, theo quy định của Chính phủ, Bộ Tài chính, việc thu tiền sử dụng đất được căn cứ vào QĐ giao đất của cấp có thẩm quyền; việc kê khai nộp tiền sử dụng đất của đơn vị được giao đất và khung giá đất do UBND tỉnh, thành phố ban hành theo quy định của Chính phủ tại thời điểm kê khai nộp thuế. Tại Khoản 2, Điều 17 của NĐ 188/CP (16-11-2004) thay thế NĐ 187/CP (17-8-1994) quy định: UBND cấp tỉnh căn cứNĐ này để ban hành các loại giá đất cụ thể, công bố công khai áp dụng từ 1-1-2005. Mặt khác, Thành phố ra văn bản chấp thuận mức giá và hệ số để thu tiền sử dụng đất theo quy định hiện hành của giai đoạn II (như đã nêu ở phần trên) là theo tiến trình thời gian qua sự hoàn tất nhiều công đoạn mà các ngành chức năng của Thành phố đã thực hiện cho cả giai đoạn. Đây là thực tế cần được hiểu một cách khách quan trong khi giải quyết công việc hành chính của các cơ quan chức năng.

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Lê Quý Đôn cho biết thêm: Trong diện tích hơn 148 ha đất giai đoạn 2, chỉ cóhơn 17 ha đất xây dựng nhà ở thấp tầng, hơn 26 ha đất xây dựng nhà ở cao tầng (chiếm 29,5% tổng diện tích). Trong tổng diện tích xây dựng nhà nêu trên, chủ đầu tư phải bàn giao 9,8 ha đất xây dựng nhà ở cao tầng cho Thành phố để xây nhà tái định cư phục vụ GPMB. Phần lớn diện tích còn lại là đường giao thông, cây xanh, hồ nước, trường học, bệnh viện, trụ sở hành chính… theo quy định của Nhà nước không thu tiền sử dụng đất, chủ đầu tư phải đầu tư xây dựng, giao lại cho Thành phố quản lý, không thu lợi nhuận để hoàn vốn từ các công trình này. Các khu đất xây dựng công trình thương mại, giải trí là diện tích đất đơn vị thuê với Nhà nước theo hợp đồng liên doanh giữa Việt Nam và In-đô-nê-xi-a, không thu tiền sử dụng đất, mà đơn vị nộp tiền hằng năm theo quy định. Ngày 31-12-2004, UBND thành phố mới ban hành QĐ số 199/QĐ-UB về các loại giá đất, có hiệu lực thi hành từ 1-1-2005 để thi hành NĐ 188/CP. Cty đã hoàn thành việc nộp tiền sử dụng đất cho diện tích xây dựng nhà ở thuộc giai đoạn 2 và đặc biệt, việc đền bù, hỗ trợ để GPMB đã thực hiện theo đúng chính sách hiện hành...

Như vậy, có thể nói nhận định cho rằng việc thu tiền sử dụng đất giai đoạn 2 của dự án gây thiệt hại 3.000 tỷ đồng là không xác đáng.

Ngày 3-10, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Đoàn Mạnh Giao đã ký Công văn số 5579/VPCP-NN truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu UBND TP Hà Nội báo cáo, giải trình nội dung báo Thanh niên nêu trong bài “Dự án khu đô thị Nam Thăng Long, Hà Nội: Nhà nước thiệt hại 3.000 tỷ đồng do quyết định duyệt giá đất của UBND TP Hà Nội”. Báo cáo gửi trước ngày 15-10-2006.

Được biết, UBND TP đã chuẩn bị báo cáo, sẽ trình Thủ tướng Chính phủ trong những ngày tới.

Dự án bước đầu đã đưa vào sử dụng

Sau khi giai đoạn I được thực hiện, dự án bước đầu đã đưa vào sử dụng. Qua tìm hiểu,hiện có 450 hộ, với khoảng 1.000 người đến sinh sống, trong đó khoảng 50% là người nước ngoài. Các hộ ở đây được hưởng dịch vụ sau bán hàng với chất lượng cao như: bảo vệ 24/24 giờ, vệ sinh môi trường, chăm sóc vườn hoa, để xe máy miễn phí, vận hành diện tích sinh hoạt chung... Mỗi khu chung cư đều có bộ phận lễ tân tiếp nhận yêu cầu của khách hàng, mọi yêu cầu đều được đáp ứng 24/24 giờ. Đây là điểm khác biệt lớn so với các khu đô thị khác. Chi phí cho các dịch vụ trên được tính trên diện tích người dân sinh sống, thời điểm hiện tại, 50% chi phí dịch vụ vẫn đang được nhà đầu tư hỗ trợ. Ông David Arnsdoff, giám đốc Cty cho biết, ngoài các dịch vụ trên, mỗi khu còn có nhà sinh hoạt công cộng, phòng tập thể thao, bể bơi, sân tennis... người sử dụng sẽ đóng phí riêng. Các quy định này được thống nhất từ khi ký hợp đồng mua nhà.

Bà Nguyễn Thị Thủy, chủ hộ nhà C1, số 18, cho biết: “ Mặc dù khi nhận nhà cấu trúc và kỹ thuật chưa thật như ý, nhưng bù lại khu này có ưu việt về hạ tầng cơ sở, đường sá sạch gọn, cây cối xanh mát, an ninh tạm yên lòng. Tôi nghĩ đây là một dự án lớn từ quy hoạch đến quản lý môi trường đều theo một hệ thống trong chủ trương. ởđây, những người dân khi có điều kiện so sánh, tính toán mới lựa chọn về một nơi ở có tầm cỡ tiêu chuẩn quốc tế. Công trình chưa được triển khai hết, người dân ở thực tế chưa nhiều, một số ngườigiúp trông nhà hay các cụ ở quê lên, do chưa hiểu kỹ có so sánh không phù hợp dẫn đến những ý kiến về quyền lợi không thực tế...”. Còn anh Phạm Bảo Ngọc ở nhà C1- số 11 nói: “ Mức phí đóng cho các dịch vụ rất hợp lý. Cty cần duy trì việc bảo vệ cây xanh, vệ sinh đường phố như hiện nay vàmỗi quýđơn vị nên họp với các gia đình theo từng dãy nhà một lần...”.

Có thể còn nhiều việc cần làm, nhưng cũng phải nhìn nhận rằng đây là một dự án góp phần làm cho Hà Nội thêm văn minh, hiện đại.

Nhóm PV Kinh tế

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nhà nước thiệt hại 3000 tỷ đồng - Có hay không?

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.