Sau hơn 1 năm đáp xuống bề mặt sao Hỏa, tàu thăm dò Curiosity của Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA) vẫn chưa tìm thấy bất cứ bằng chứng nào cho thấy bầu khí quyển của hành tinh này phù hợp với sự sống.
Từ khi đáp xuống miệng hố lớn Gale trên sao Hỏa vào năm ngoái, tàu thăm dò Curiosity đã tiến hành phân tích bầu không khí của hành tinh đó để tìm kiếm khí gây hiệu ứng nhà kính. Nhưng cho đến nay nó vẫn chưa phát hiện tháy dấu hiệu của mê tan, một loại khí được tạo ra bởi các sinh vật sống.
Tàu thăm dò Curiosity không tìm thấy dấu hiệu của sự sống trên sao Hỏa. |
Các nhà khoa học cho biết việc không tìm thấy khí mê tan đồng nghĩa với với khả năng những vi khuẩn tạo loại khí này không tồn tại dưới bề mặt của sao Hỏa.
NASA đã rất hy vọng tàu thăm dò Curiosity sẽ phát hiện thấy khí mê tan trên sao Hỏa sau khi một vệ tinh và các kính thiên văn trên Trái đất đã phát hiện thấy dấu hiệu của khí mê tan trong bầu khí quyển hành tinh đỏ từ cách đây vài năm. Trên hành tinh của chúng ta, phần lớn loại khí này được tạo ra bởi chất thải của sinh vật sống.
“Nếu vi khuẩn sống thực sự tồn tại ở nơi nào đó trên sao Hỏa, bạn có thể thấy một số dấu hiệu trong bầu khí quyển”, tiến sĩ Paul Mahaffy, thuộc Trung tâm vũ trụ Goddard của NASA, cho biết.
Tiến sĩ Christopher Webster thuộc Phòng thí nghiệm phản lực của NASA thừa nhận rằng kết quả này có thể làm nhiều người thất vọng, nhưng ông khẳng định các cuộc tìm kiếm khí mê tan trên sao Hỏa sẽ vẫn được tiếp tục. Loại khí này liên quan tới sinh vật sống, nhưng nó cũng có thể được tạo ra từ quy trình phi sinh học.
Sao Hỏa ngày nay là hành tinh rất nóng và khô cùng với một lượng lớn phóng xạ. Hàng tỷ năm cách đây, hành tinh này có một một bầu khí quyền dày và có thể tồn tại những hồ nước. Các nhà khoa học khẳng định sự sống không thể tồn tại trên bề mặt sao Hỏa ở thời điểm hiện tại. Nếu có sự sống trên hành tinh đỏ, các nhà khoa học cho rằng chúng dường như ở dưới bề mặt của hành tinh này.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.