Hỏi: Ngày 23-12-2004, báo Hànộimới đăng thông tin về Nghị định số 210/2004/NĐ-CP ngày 20-12-2004 của Chính phủ quy định về chế độ trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng, mới nêu về mức chuẩn, căn cứ xác định chế độ trợ cấp, phụ cấp, trường hợp trợ cấp mai táng phí và trợ cấp một lần sau khi từ trần, trợ cấp ưu đãi trong giáo dục đào tạo. Còn những mức trợ cấp, phụ cấp cụ thể đối với người có công, thương binh... thì chưa được báo đề cập. Vậy xin được hướng dẫn cụ thể hơn. Hoàng Minh (quận Hoàn Kiếm)
Hỏi:Ngày 23-12-2004, báo Hànộimới đăng thông tin về Nghị định số 210/2004/NĐ-CP ngày 20-12-2004 của Chính phủ quy định về chế độ trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng, mới nêu về mức chuẩn, căn cứ xác định chế độ trợ cấp, phụ cấp, trường hợp trợ cấp mai táng phí và trợ cấp một lầnsau khi từ trần, trợ cấp ưu đãi trong giáo dục đào tạo. Còn những mức trợ cấp, phụ cấp cụ thể đối với người có công, thương binh... thì chưa được báo đề cập. Vậy xin được hướng dẫn cụ thể hơn.
Hoàng Minh (quận Hoàn Kiếm)
Trả lời: Nghị định số 210/2004/NĐ-CP ngày 20-12-2004 của Chính phủ, ngoài quy định chế độ trợ cấp mai táng phí, trợ cấp một lần, trợ cấp ưu đãi trong giáo dục đào tạo còn quy định chi tiết mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng đối với người có công với cách mạng; mức trợ cấp thương tật đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; mức trợ cấp thương tật đối với quân nhân bị tai nạn lao động. Cụ thể như sau:
Đối với người có công với cách mạng:
Người hoạt động cách mạng trước năm 1945 (cán bộ lão thành cách mạng) diện thoát ly được hưởng trợ cấp 250 nghìn đồng/tháng, phụ cấp 60 nghìn đồng/1 thâm niên. Cán bộ lão thành cách mạng diện không thoát ly hưởng 540 nghìn đồng/tháng; Thân nhân của cán bộ lão thành cách mạng từ trần hưởng trợ cấp tuất mức 292 nghìn đồng/tháng; Thân nhân của cán bộ lão thành cách mạng từ trần nếu sống cô đơn, không nơi nương tựa hưởng trợ cấp tuất mức 495 nghìn đồng/tháng.
Người hoạt động cách mạng trước tháng 8-1945 (cán bộ tiền khởi nghĩa) được hưởng phụ cấp 292 nghìn đồng/tháng.
Thân nhân của 1 liệt sĩ hưởng trợ cấp tuất 292 nghìn đồng/tháng; thân nhân của 2 liệt sĩ trở lên hưởng trợ cấp tuất 495 nghìn đồng/tháng; thân nhân liệt sĩ cô đơn, không nơi nương tựa hưởng trợ cấp tuất 495 nghìn đồng/tháng.
Bà mẹ Việt Nam Anh hùng hưởng trợ cấp 710 nghìn đồng/tháng.
Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động thời kỳ kháng chiến hưởng trợ cấp 250 nghìn đồng/tháng.
Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ mất sức lao động dothương tật 21% được hưởng mức trợ cấp 197 nghìn đồng/tháng. Mỗi một phần trăm tỷ lệ mất sức lao động do thương tậttiếp theo được tăng từ 9 nghìn đồng - 10 nghìn đồng/1 mức. Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh bị mất sức lao động 100% được hưởng trợ cấp 940 nghìn đồng/tháng.
Riêng người mất sức lao động từ 81% trở lên được hưởng thêm phụ cấp 150 nghìn đồng/tháng; người mất sức lao động từ 81% trở lên có vết thương đặc biệt nặng hưởngphụ cấp 292 nghìn đồng/tháng.
Người phục vụ thương binh, người phục vụ người hưởng chính sách như thương binh mất sức lao động 81% trở lên hưởng trợ cấp 292 nghìn đồng/tháng;Người phục vụ thương binh, người phục vụ người hưởng chính sách như thương binh mất sức lao động 81% trở lên có vết thương đặc biệt nặng hưởng trợ cấp 380 nghìn đồng/tháng.
Thân nhân của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh (mất sức lao động từ 61% trở lên) từ trần hưởng mức trợ cấp tuất 175 nghìn đồng/tháng; Thân nhân của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh (mất sức lao động từ 61% trở lên) từ trần, nếu sống cô đơn không nơi nương tựa hưởng mức trợ cấp tuất 390 nghìn đồng/tháng.
HNM (Còn tiếp)
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.