Theo các chuyên gia đông y, cam thảo là một vị thuốc có tác dụng giải độc, giảm đau, tăng cường sức đề kháng, nhất là giúp cơ thể giải nhiệt, phòng ngừa các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
Cam thảo là loại dược liệu phổ biến ở nước ta, được mệnh danh là vương dược (quốc dược) hay quốc lão.
Đã từ lâu, cam thảo được biết đến như một vị trà có hương vị ngọt mát, giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể. Trong đông y, cam thảo được biết đến là một loại dược liệu quan trọng, phổ biến, có tác dụng tăng cường sức đề kháng, giảm đau, giải độc, thanh nhiệt cơ thể.
Trong sách đông y, cam thảo được phân ra làm nhiều loại như: Cam thảo bắc, cam thảo nam, cam thảo dây…, mỗi loại cam thảo có hương vị và thành phần dược liệu khác nhau. Tuy nhiên, nhìn nhận chung thì cam thảo là vị thuốc quý.
TS, lương y Phùng Tuấn Giang, Chủ tịch Viện Nghiên cứu phát triển y dược cổ truyền Việt Nam cho biết: Đối với y học cổ truyền, cam thảo là vị thuốc quý có rất nhiều tác dụng tốt, được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc.
“Cam thảo có nghĩa là cỏ ngọt, đã có hơn 300 đề tài nghiên cứu về loại cỏ này”, lương y Phùng Tuấn Giang cho biết.
Theo lương y Phùng Tuấn Giang, các công trình nghiên cứu đã chứng minh, cam thảo có rất nhiều tác dụng, trong đó đầu tiên phải kể đến là tác dụng giải độc. Theo đánh giá, cam thảo có tính giải độc rất cao, có thể giải độc hàng trăm thứ dược, tà độc. “Nếu bị ngộ độc, có thể sắc nước cam thảo để nguội, sau đó uống là có thể giải được”, lương y Phùng Tuấn Giang chia sẻ.
Bên cạnh đó, cam thảo có tác dụng tốt cho tế bào gan, kháng viêm, kháng histamin, có thể chống các ổ loét dạ dày. Đặc biệt, cam thảo còn có tác dụng giảm đau. “Nếu chúng ta đang có cơn đau dạ dày mà uống chút nước cam thảo là có thể cắt cơn đau”, lương y Phùng Tuấn Giang nói.
Theo lương y Phùng Tuấn Giang, cam thảo còn có tác dụng tăng chức năng của tim mạch. Trong y học cổ truyền, cam thảo có vị ngọt, tính bình, quy kinh phế tâm và tì vị, tác dụng ôn trung, nhuận phế chỉ khát, thanh nhiệt giải độc.
Cam thảo có thể phối ngũ với rất nhiều vị thuốc khác, làm tăng tác dụng của các vị thuốc lên. Vì tác dụng như vậy nên cam thảo còn có tên gọi là quốc lão, là vị thuốc thông dụng hằng ngày của các thầy thuốc y học cổ truyền hiện nay.
PGS Nguyễn Xuân Ninh, Phó Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho rằng, cam thảo có tác dụng chống viêm do vi khuẩn gây ra, vì vậy sử dụng cam thảo có thể giúp cơ thể nâng cao đề kháng, phòng ngừa dịch bệnh.
Theo PGS Nguyễn Xuân Ninh, trong trà thanh nhiệt Dr Thanh chứa 9 loại thảo mộc: Kim ngân hoa, cúc hoa, la hán quả, hạ khô thảo, cam thảo, đản hoa, hoa mộc miên, bung lai và tiên thảo do vậy sẽ có tác dụng nhất định trong việc tăng cường sức đề kháng của cơ thể như chống viêm, tăng cường miễn dịch, giải độc, hỗ trợ chức năng gan.
Hoạt tính hóa học, sinh học của bài thuốc “Thảo mộc cung đình” |
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.