Theo dõi Báo Hànộimới trên

Làng lụa Vạn Phúc

ANHTHU| 26/02/2007 08:19

Tơ lụa là một trong những nghề truyền thống của nhân dân Việt Nam. Tơ lụa Việt Nam đã từ lâu trở thành loại sản phẩm hàng hóa nổi tiếng. Hàng tơ lụa của ta bền đẹp, phong phú về màu sắc, kiểu dáng, được thị trường trong và ngoài nước mến mộ.

Phơi lụa tại làng lụa Vạn Phúc

Tơ lụa là một trong những nghề truyền thống của nhân dân Việt Nam. Tơ lụa Việt Nam đã từ lâu trở thành loại sản phẩm hàng hóa nổi tiếng. Hàng tơ lụa của ta bền đẹp, phong phú về màu sắc, kiểu dáng, được thị trường trong và ngoài nước mến mộ.

Nóitớitơlụangười ta nghĩngayđếntơ lụa Hà Đông mịnmàngvớiđủ màu sắc: tím, cá vàng, hoa lý, hoa hồng, xanh lư,vàng xanh... Màu sắc rực rỡ hay trang nhã, kín đáo, bình dị tạo nên tính hấp dẫn đến kỳ lạ. Lụa Hà Đông như có sức hút ma lực đối với con người. Tơ lụa Vạn Phúc đã đi vào tiềm thức người Việt qua câu ca dao:

“The La, lĩnh Bưởi, chổi Phùng

Lụa vân Vạn Phúc, nhiễu vùng Mỗ bên”

Làng dệt lụa Vạn Phúc có tiếng từ thời Lý. Trong sách Đại Việt sử ký toàn thư quyển II, Ngô Sĩ Liên viết “Tháng hai năm Canh Thìn (1040) Lý Thái Tông xuống chiếu phát hết gấm của nhà Tống trong phủ làm y phục ban cho quần thần từ ngũ phẩm trở lên được áo gấm, cửu phẩm trở lên được áo vóc, ấy là để tỏ ra rằng không mặc gấm vóc của nhà Tống nữa”. Kể từ đó lụa Vạn Phúc cùng với vùng dệt lụa xung quanh không những phục vụ vua quan triều đình mà còn phục vụ cho đông đảo nhân dân lao động. Lụa cao cấp để cống tiến vua các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn, theo khách buôn sang phương Tây, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và một số nước Đông Nam Á qua con đường giao thương tại các cửa biển như Vạn Ninh (Quảng Ninh), Hội An (Quảng Nam - Đà Nẵng)...

Hiện nay Vạn Phúc còn 2 vị cao niên là cụ Nguyễn Văn Mão và Lê Văn Bằng được ghi danh trong “Bắc Kỳ tiểu công nghệ danh hiệu địa chí”. Cụ Mão đã sản xuất được số mẫu lụa quý hiếm bằng nguyên liệu tơ tằm 100% như: Lụa vân Quế hồng diệp, lụa vân Triện thọ, lụa vân Băng hoa, lụa vân Long phượng mây bay, lụa vân Song hạc, lụa vân Mai thọ, lụa sa Đuôi công to, lụa vân Lưỡng long song phượng, lụa vân Lưỡng long song thọ... Tất cả gồm 21 mẫu lụa quý hiếm. Lụa được phục chế không chỉ quý bởi cách dệt thủ công tạo ra mặt hàng tinh sảo, màu sắc êm dịu “mịn mặt, mát tay” mà các hoa văn mang hồn Việt rất đậm nét. Ngày nay không còn được nhiều người biết đến hoặc tìm cách ứng dụng nó vào cuộc sống.

Khi hỏi, đầu tư khung dệt cổ phải mất bao nhiêu ? Cụ Mão nói: Khoảng 70 triệu, như khung cửi cách đây hàng trăm năm cụ Đỗ Văn Sảng đã dệt nên bức trướng nổi tiếng “Hoàng Vương thọ bảo” dâng mừng thọ vua Tự Đức 50 tuổi. Hiện nay ở Vạn Phúc chỉ còn 2 khung cửi cổ dệt bằng tay, một dệt lụa trơn. Chiếc khung cửi quý hiếm này được trưng bày ở Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Khách hàng sành điệu hay khách nước ngoài thường nghiêng về sản phẩm dệt lụa thủ công bằng sợi tơ tằm loại tốt, nhiều nơi gọi là tơ nõn sợi nhỏ ở phía trong của kén, màu vàng nhạt. Người Vạn Phúc vẫn gọi là sợi mành dùng làm sợi ngang trong câu ca dao: “Quay tơ ra mắc, ra mành/ Mắc thì mắc dọc, mành thì dệt ngang/ Mốt son thì dệt đầu hàng/ Mốt cục thì đánh go ngang cho bền”. Khách còn muốn nhìn tận mắt người thợ khéo léo “tay đưa chân dận tạo ra những tấm lụa mềm mại, sang trọng mang giá trị thẩm mỹ, giá trị nhân văn sâu sắc của dân tộc Việt Nam. Không phục chế lụa cổ là đồng nghĩa làm mai một nghề dệt lụa hoa văn của làng Vạn Phúc. Cụ Mão đã nói: “Để mất những mẫu lụa cũ là có lỗi với các đấng tiền nhân, là thiếu trách nhiệm với thế hệ mai sau”.

Nghề dệt lụa cổ truyền là sự liên kết giữa các cá nhân như người sửa máy dệt, người vẽ hoa, người cung cấp tơ, người nhuộm, người se chỉ màu, người hồ sợi... nên tính cộng đồng rất cao, không giấu mẫu, giấu nghề. Ngày nay những người khôi phục nghề dệt lụa truyền thống còn đẩy mạnh quảng cáo thương hiệu, mở website đưa lụa lên Internet, tham gia các hội chợ trong nước và quốc tế mở rộng thị trường.

Năm 1994 nghệ sĩ ghi-ta Trịnh Bách từ Mỹ trở về thăm ngôi chùa Hồng Liên tại Tây Mỗ, thấy bức y nôm (Triều Nguyễn - gần trăm năm trước) - một kỷ vật quý báu của quốc gia - đang bị mai một. Trịnh Bách trao đổi với cụ Mão: “Nếu không tìm cách giữ lại bộ triều phục thì chúng ta chẳng bao giờ nhìn thấy với tư cách là một di sản văn hóa, một biểu tượng quốc thể thời phong kiến”. Cụ Mão đã để ra 6 năm (1994-2000) nghiên cứu tỷ mỷ, vào Trung tâm Bảo tồn di tích Huế để các chuyên gia thẩm định rồi mới bắt tay may trang phục. Năm 2000 trong Festival Huế, người xem ngỡ ngàng, khâm phục và đánh giá cao những bộ trang phục Vương triều Nguyễn vừa được phục chế. Khi kể chuyện này cụ Mão đưa cho tôi xem bức ảnh Tổng thống Bin Clin-tơn đang xem triển lãm ở Văn Miếu, nghe giới thiệu về triều phục của vua nhà Nguyễn một cách chăm chú và tôn kính.

Cụ Mão cũng đã thành công loại vải dệt từ vỏ cây lanh, cây gai được ưa chuộng trên thế giới với tính năng: thoáng mát, thấm mồ hôi, phòng được tia cực tím. Những mẫu gai thô có mẫu mịn, mẫu trơn, mẫu dệt hoa chanh, mẫu hoa văn dích dắc, mẫu hoa văn kỷ hà. Khi may lên áo được khách nước ngoài tha thiết hỏi mua, ông đành để cho họ và may cái khác. Các nhà thiết kế thời trang cũng ưa chuộng sản phẩm từ vỏ cây độc đáo này. Khi những thước lụa ra đời, người thợ dồn hết kỹ năng tinh xảo, tâm hồn vào sản phẩm. Truyền thống dệt lụa đã đi vào thơ, vào nhạc như một đặc trưng của Hà Tây. Ca khúc “Hà Tây quê lụa” của nhạc sĩ Nhật Lai nay trở thành nhạc hiệu của Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Tây mỗi ngày phát sóng.

Giờ đây nghệ nhân Nguyễn Văn Mão đang ngày đêm tìm cách thực hiện hợp đồng với Bảo tàng Huế, với chương trình phục dựng trang phục cho Ngày kỷ niệm Thăng Long - Hà Nội 1000 năm.

Làng lụa cổ truyền Vạn Phúc - Hà Tây đang vươn lên tầm cao và trở thành cầu nối giao lưu văn hóa giữa các dân tộc trên thế giới.

Cao Khương

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Làng lụa Vạn Phúc

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.