(HNMO) - Đó là chủ đề của cuộc hội thảo do Trường Đại học Xây dựng, Ban Quản lý phố cổ Hà Nội kết hợp với một số trường ĐH của Nhật Bản đã tổ chức sáng nay (27/3) tại Trung tâm văn hóa phố cổ (28 Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, HN). Đây là hội thảo lần thứ 3 của chương trình hợp tác nghiên cứu giữa Nhật Bản và Việt Nam về phố cổ Hà Nội.
(HNMO) - Đó là chủ đề của cuộc hội thảo do Trường Đại học Xây dựng, Ban Quản lý phố cổ Hà Nội kết hợp với một số trường ĐH của Nhật Bản đã tổ chức sáng nay (27/3) tại Trung tâm văn hóa phố cổ (28 Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, HN). Đây là hội thảo lần thứ 3 của chương trình hợp tác nghiên cứu giữa Nhật Bản và Việt Nam về phố cổ Hà Nội.
Phố cổ Hàng Buồm
Theo Ban Quản lý phố cổ Hà Nội, tổng diện tích khu phố cổ có khoảng 100 ha, nằm ở phía Đông của Hoàng thành Thăng Long, bên bờ sông Hồng, nay thuộc phía Bắc của quận Hoàn Kiếm, gồm 10 phường với khoảng 84 ngàn dân (là nơi có mật độ dân số đông nhất nước). Chính vì vậy, vấn đề giải quyết không gian sống cho người dân, đồng thời vẫn phải bảo tồn khu phố cổ đang đặt ra rất khó khăn, trong bối cảnh Đại lễ kỷ niệm ngàn năm Thăng Long - Hà Nội đang tới gần. Mặc dù Thành phố đã làm thí điểm một số dự án bảo tồn phố cổ (như ở 51 Hàng Bạc, 87 Mã Mây, thí điểm cải tạo đoạn phố Tạ Hiền...), nhưng do nhu cầu ở và kinh doanh của người dân nên hiện vẫn còn có tình trạng xây dựng lộn xộn, phá vỡ một phần không gian kiến trúc của phố cổ Hà Nội.
Nhà cao tầng đã phá vỡ không gian kiến trúc ở phố Hàng Gà
Những việc mà Thành phố đang tập trung làm là: Nghiên cứu các giá trị ịch sử, giá trị văn hóa của khu phố cổ; Giữ gìn các di sản vật thể và phi vật thể của Hà Nội, đồng thời cố gắng giảm mật độ dân số đang sinh sống trong khu phố cổ. Cùng với đó là việc bảo tồn và nâng cao giá trị văn hóa vật thể, giữ gìn và phát triển nghề truyền thống của người dân phố cổ...
Mô hình của đoạn phố cổ Hà Nội
Theo các chuyên gia Nhật Bản, mặc dù phố cổ Hà Nội đã bị thay đổi đi khá nhiều, nhưng vẫn còn không ít ngôi nhà cổ, đoạn mặt phố của Hà Nội còn nhiều giá trị quý cần phải được bảo tồn, bởi nếu bị phá đi theo thời gian thì rất tiếc. Chính quyền TP cần gìn giữ và bảo tồn không chỉ đơn lẻ một số ngôi nhà cổ, mà cần bảo tồn cả những khu nhà cũ, phản ảnh các phong cách kiến trúc khác nhau của Hà Nội qua từng thời đại. Vấn đề bảo tồn cần đảm bảo 2 yếu tố (trong từng ngôi nhà cổ, từng tuyến phố và tổng thể cả khu phố cổ). Kinh nghiệm của Nhật Bản cũng là những bài học về bảo tồn di tích cho Việt Nam.
Hội thảo cũng tổng kết nội dung 3 năm của chương trình hợp tác nghiên cứu giữa Nhật Bản và Việt Nam về phố cổ Hà Nội, đồng thời đưa ra những giải pháp cần làm trước mắt nhằm bảo tồn và phát triển bền vững khu phố cổ Hà Nội, trong đó nhấn mạnh tới vấn đề quy hoạch và cơ chế pháp lý cho phố cổ, tạo điều kiện cho sự đồng thuận và tham gia đóng góp của người dân sống trong lòng phố cổ.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.