Theo dõi Báo Hànộimới trên

Ký thỏa thuận hợp tác giữa Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ và EVN

Thanh Mai| 03/09/2015 19:03

(HNM) Ngày 3-9, tại TP Cần Thơ, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã ký thỏa thuận hợp tác.


Mối quan hệ hợp tác giữa Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ và EVN là mối quan hệ phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của mỗi cơ quan; hợp tác giữa hai bên phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của mỗi cơ quan theo đúng các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và trên tinh thần tự nguyện, có kế hoạch cụ thể, thích hợp, phù hợp với khả năng, điều kiện của mỗi bên.


Theo đó, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ phối hợp với EVN và các địa phương trong vùng, tham mưu với Đảng, Chính phủ, Quốc hội, các Bộ ngành liên quan về các cơ chế, chính sách cùng các giải pháp nhằm đảm bảo tiến độ đầu tư, phát triển các công trình điện trên địa bàn vùng đồng bằng sông Cửu Long; tham gia ý kiến, phối hợp với các bộ ngành địa phương hỗ trợ EVN giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc liên quan đến công tác quy hoạch phát triển hệ thống lưới điện tại địa phương, quy hoạch xây dựng các dự án điện tại vùng đồng bằng sông Cửu Long; phối hợp với các địa phương trong vùng hỗ trợ EVN giải quyết các khó khăn, vướng mắc liên quan đến công tác đền bù, giải phóng mặt bằng các công trình điện trên địa bàn các tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long; phối hợp với địa phương và các ngành chức năng hỗ trợ EVN đảm bảo an ninh, an toàn đối với các công trình điện trọng điểm tại vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Trong quá trình hợp tác với các phương tiện thông tin đại chúng, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ hỗ trợ EVN trong việc truyền thông hình ảnh và những đóng góp tích cực của EVN nhằm phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh, phúc lợi xã hội khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Về phía EVN, sẽ tham gia hỗ trợ công tác an sinh xã hội do Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ chủ trì thực hiện nhằm mục tiêu hỗ trợ cho người nghèo, gia đình chính sách, học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn thuộc các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Tại Lễ ký Thỏa thuận, Chủ tịch HĐTV EVN Dương Quang Thành cho biết, công suất cực đại của 13 tỉnh miền Tây Nam Bộ (Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Cần Thơ, Hậu Giang, Trà Vinh, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu) tính tới thời điểm hiện tại đạt khoảng 3000MW. Các tháng đầu năm 2015, tăng trưởng điện thương phẩm khu vực đạt 11,9% , trong đó cao nhất là Cà Mau (17%) và thấp nhất là Bạc Liêu (7,95%).

Ngoài phụ tải khu vực, đường dây Châu Đốc – Takeo còn cấp điện cho phụ tải Campuchia. Khu vực miền Tây Nam bộ được cấp điện từ các nguồn tại chỗ, là các Nhà máy nhiệt điện: Cà Mau, Ô Môn, Cần Thơ, Duyên Hải. Cụm Ô Môn, Trà Nóc huy động hạn chế do giá thành phát điện cao. Do đó, nguồn cấp điện cho khu vực Tây Nam bộ trong chế độ vận hành bình thường chủ yếu là Trung tâm Nhiệt điện Cà Mau, Nhiệt điện Duyên Hải 1 và nhận từ hệ thống điện quốc gia qua TBA 500kV Ô Môn công suất (600+900)MVA và các tuyến đường dây 220kV Phú Lâm - Long An - Cai Lậy và Nhơn Trạch - Mỹ Tho - Cai Lậy.

Miền Tây Nam bộ là khu vực tập trung khá nhiều các dự án nguồn điện đã, đang và sẽ chuẩn bị đầu tư xây dựng. Ngoài NMNĐ Trà Nóc vận hành từ trước năm 1975; năm 2007 đã đưa vào vận hành TTĐL Cà Mau (công suất 1.500MW do Tập đoàn Dầu khí Quốc gia đầu tư-PVN); năm 2009, EVN đã hoàn thành và đưa vào vận hành NMNĐ Ô Môn I (Tổ máy 1-công suất 330MW). Hiện tại, trong khu vực, EVN đã và đang triển khai đầu tư các dự án nguồn điện quan trọng để cung cấp điện Miền Nam nói chung và khu vực Tây Nam bộ nói riêng, như: NMNĐ Ô Môn I (Tổ máy 2-330MW) đã hòa lưới phát điện tháng 6-2015 và sẽ phát điện thương mại từ tháng 11-2015; NMNĐ Duyên Hải 1 (2x622MW) đã hòa lưới phát điện cả 2 tổ máy; NMNĐ Duyên Hải 3 (2x622MW): dự kiến phát điện vào năm 2016-2017, hiện đã hoàn thành nâng bao hơi cả 2 tổ máy; NMNĐ Duyên Hải 3 MR (660MW), dự kiến phát điện năm 2018.

Các dự án Tua bin khí hỗn hợp Ô Môn 3 và 4 (tổng công suất 750MW) hiện đang được khẩn trương thực hiện mục tiêu hoàn thành phát điện đồng bộ tiến độ đưa khí Lô B vào bờ (dự kiến giai đoạn 2019-2020).
Ngoài các dự án nêu trên, PVN đang triển khai đầu tư một số dự án nguồn điện khác: NMNĐ Long Phú 1 (2x600MW, phát điện 2019-2020), NMNĐ Sông Hậu 1 (2x600MW, phát điện 2019-2020) và TTĐL Kiên Giang.

Để đáp ứng nhu cầu cung cấp điện cho khu vực miền Tây Nam Bộ, EVN đã đưa vào vận hành và đang triển khai đầu tư các công trình lưới điện truyền tải có quy mô lớn như: Các đường dây 500kV Ô Môn - Nhà Bè (152km), Ô Môn - Phú Lâm (95km) và trạm 500kV Ô Môn. Đối với trạm 500kV Ô Môn, trong thời gian qua, để đảm bảo cấp điện khu vực Tây Nam bộ, EVN đã thực hiện nâng công suất 3 lần (đến nay trạm có qui mô công suất (600+900)MVA).

Dự kiến cuối năm 2015, EVN tiếp tục đưa vào vận hành các trạm 500kV Mỹ Tho (900MVA), Duyên Hải (2x450MVA) và đường dây 500kV Duyên Hải - Mỹ Tho để đấu nối và truyền tải công suất TTĐL Duyên Hải; giai đoạn 2016-2020, EVN đưa vào vận hành các đường dây 500kV Long Phú – Ô Môn (đấu nối NĐ Long Phú 1) và Sông Hậu - Đức Hòa (đấu nối NĐ Sông Hậu 1).


Từ năm 2011 đến nay, Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) đã đầu tư và đưa vào vận hành thêm 04 TBA 220kV gồm: Vĩnh Long, Trà Vinh, Bạc Liêu, Đức Hòa và thực hiện nâng công suất hầu hết các TBA 220kV khu vực (lắp máy 2 hoặc thay máy biến áp 125->250MVA). Trong đó một số trạm 220kV phải thực hiện theo cơ chế cấp bách để đáp ứng nhu cầu phụ tải tăng đột biến, như nâng công suất trạm Long An cung cấp điện phục vụ trồng Thanh Long, Nâng công suất các trạm Cà Mau, Sóc Trăng cung cấp điện phục vụ nuôi tôm...

Chỉ riêng năm 2014 và quý I/2015, EVNNPT đã hoàn thành trạm 220kV Đức Hòa và nâng công suất 6 TBA 220kV khu vực Tây Nam Bộ với tổng công suất tăng thêm là 1.125MVA, bao gồm các trạm: Rạch Giá (08/2014), Long An (11/2014), Mỹ Tho (12/2014), Cà Mau (12/2014), Sóc Trăng (01/2015), Châu Đốc (02/2015).

Bên cạnh đó, EVN triển khai các dự án đầu tư mới, treo dây mạch 2 hoặc tăng cường khả năng truyền tải nhiều tuyến đường dây 220kV để đảm bảo tăng cường liên kết các trạm 220kV trong khu vực, truyền tải đấu nối các nguồn điện trong khu vực với Hệ thống điện quốc gia.
Tính đến nay, lưới điện 220kV phát triển đến 12/13 tỉnh khu vực Tây Nam Bộ với 16 trạm 220kV, tổng công suất 5.500MVA (hiện chỉ còn tỉnh Hậu Giang nhu cầu phụ tải thấp chưa có TBA 220kV tuy nhiên được cấp điện từ các TBA 220kV các tỉnh lân cận).

Trong thời gian tới, EVNNPT sẽ tiếp tục triển khai nâng công suất TBA 220kV Bạc Liêu, Cao Lãnh, Bến Tre, Vĩnh Long 2, Châu Đốc với tổng dung lượng tăng thêm là 750MVA. Như vậy việc cung cấp điện từ lưới truyền tải 220kV đáp ứng tốt nhu cầu phụ tải khu vực.

Lưới điện 110kV hiện đáp ứng được nhu cầu truyền tải công suất trong các chế độ vận hành. Việc đầu tư mới và cải tạo, nâng cấp lưới điện 110kV tiếp tục được Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) triển khai theo định hướng quy hoạch phát triển điện lực địa phươngđáp ứng nhu cầu phụ tải trên địa bàn và từng bước nâng cao độ tin cậy cung cấp điện theo tiêu chí N-1. Tính đến hết tháng 3-2015, tổng số hộ dân nông thôn thuộc 13 tỉnh Tây Nam bộ có điện là 3.360.389/3.452.680 hộ đạt 98,1%.

Trong thời gian qua, EVNSPCđã tích cực và phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong công tác đầu tư lưới điện phân phối trung - hạ thế phục vụ cấp điện các hộ dân nông thôn, các hộ đồng bào khu vực các tỉnh Tây Nam bộ, trong đó, đã hoàn thành các dựán cấp điện cho các hộ dân chưa có điện chủ yếu là đồng bào Khmer tại các tỉnh Kiên Giang, Bạc Liêu; đã hoàn thành giai đoạn 1 và 2 dự án cấp điện cho các hộ dân chưa có điện chủ yếu là đồng bào Khmer tại các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh (Nhà nước vay ADB, cấp theo Ngân sách). Hiện, đang triển khai thực hiện giai đoạn 3; đã hoàn thành đưa điện lưới quốc gia cấp cho huyện đảo Phú Quốc và Trung tâm huyện Kiên Hải (đảo hòn Tre).

EVNđang tiếp tục triển khai các dự án: Cấp điện các xã đảo ven bờ thuộc tỉnh Kiên Giang; ấp điện cho các hộ dân chưa có điện chủ yếu là đồng bào Khmer tại các tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2 và các dự án cấp điện nông thôn theo Chương trình 2081 của Chính phủ trên địa bàn các tỉnh: Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang, Long An, Bến Tre, Hậu Giang, Tiền Giang và Đồng Tháp.

Để đảm bảo đáp ứng nhu cầu phụ tải của khu vực Tây Nam Bộ, Chủ tịch HĐTV Dương Quang Thành cũng đề nghị Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ chỉ đạo UBND các tỉnh trong khu vực Tây Nam Bộ tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị thuộc EVN trong quá trình triển khai đầu tư xây dựng các công trình nguồn, lưới điện, đặc biệt ưu tiên bố trí quĩ đất để xây dựng các công trìnhđiện và đặc biệt là các vấn đề liên quan đến đền bù, GPMB.

Cũng trong khuôn khổ Lễ ký Thỏa thuận, Chủ tịch HĐTV Dương Quang Thành trao tặng 1,5 tỷ đồng hỗ trợ kinh phí giúp chữa bệnh cho trẻ em nghèo có hoàn cảnh khó khăn khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Ký thỏa thuận hợp tác giữa Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ và EVN

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.