Sáng tạo để sản xuất kính thông minh Oton Glass đã được phát triển từ năm 2012. Khi hoạt động kính tương tự như phần mềm dịch thuật Google Translate, cũng có khả năng chụp ảnh và chuyển đổi thành giọng nói.
Người dùng đeo kính chỉ cần lướt nhìn văn bản hay hình ảnh là chuyển tải thành giọng nói. |
Nhưng để sử dụng ứng dụng đó, người dùng vẫn phải lấy điện thoại ra và trượt trên các dòng văn bản, trong khi với kính thông minh thì chỉ cần lướt nhìn là được. Mục tiêu lúc đầu huy động vốn 93.500 USD để sản xuất hàng loạt với giá bán ra khoảng 47 USD cho mỗi cặp kính.
Tính đến hiện tại, Oton Glass đã huy động được 11.573 USD trên Campfire, đạt 12% mục tiêu dự kiến ban đầu. Gần đây nhất, dự án được xếp thứ ba trong cuộc thi tranh giải sáng chế James Dyson vào năm 2016.
Được xem là phiên bản Kickstarter của Nhật Bản, sản phẩm được thiết kế tinh vi với hai camera nhỏ gọn và tai nghe ở hai bên. Một nửa của ống kính là mảnh gương phản chiếu ánh mắt của người dùng để theo dõi chuyển động của mắt.
Khi người dùng nhìn vào văn bản, camera sẽ chụp lại bức ảnh và truyền đến một hệ thống đám mây Raspberry dành riêng để phân tích và sau đó chuyển thành giọng nói phát qua tai nghe.
Tuy nhiên, nếu hệ thống không thể đọc được văn bản đó, một nhân viên điều khiển từ xa sẽ giải quyết sự cố bằng cách giải mã văn bản. Điều này có thể trở nên bất tiện đôi chút. Hiện công ty vẫn đang nghiên cứu để khắc phục nhược điểm này.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.