(HNM) - Thời gian gần đây, Chính phủ đã yêu cầu các địa phương dừng xây dựng trụ sở với trị giá hàng nghìn tỷ đồng. Về việc này, một lần nữa lại gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng đầu tư công vẫn
Theo các chuyên gia, phong trào xây trụ sở đang đặt ra câu hỏi lớn về chương trình tái cơ cấu đầu tư công và tại sao phần việc quan trọng này chưa được làm quyết liệt? Câu trả lời dễ thấy nhất là việc này được ví như không ai muốn lấy đá tự đập vào chân mình!? Không khó để nhận thấy, những năm qua chúng ta vẫn chậm phát triển, vì có những hạn chế trong đầu tư công và căn nguyên là "bệnh" thành tích để dẫn tới tình trạng hàng loạt dự án công lãng phí, trong đó điển hình nhất là dự án mở rộng Nhà máy Gang thép Thái Nguyên do Tổng công ty Thép Việt Nam làm chủ đầu tư; hệ số đầu tư đường cao tốc của Việt Nam rất cao mà không có lý do rõ ràng; các trung tâm hành chính vài nghìn tỷ đồng đã, đang mọc lên và một vài dự án khác nữa. Vì thế, thời gian tới phải "chữa" ngay "căn bệnh" này, mà cụ thể ở đây là "bệnh" cơ chế xin - cho. Gần đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có nhiều giải pháp quyết liệt hạn chế được một phần cơ chế xin - cho, nhưng ở các địa phương vấn đề này vẫn còn nan giải...
Mặc dù không phủ nhận tính tích cực của nhiều dự án đầu tư công và cũng không thể không khẳng định đầu tư công vẫn là chiến lược phát triển tối quan trọng. Tuy nhiên, những gì đã đạt được cho thấy chúng ta không thể chủ quan vì tái cơ cấu đầu tư công mới chỉ dừng lại ở siết chặt kỷ luật, chứ chưa tập trung vào các giải pháp nâng cao hiệu quả, tránh lãng phí đầu tư. Vì thế, để đầu tư công thực sự đạt hiệu quả, nhà nước cần tập trung thực hiện vai trò kiến tạo, gồm tạo lập hệ thống thể chế, dịch vụ công thiết yếu cho xã hội, thay vì cứ tập trung làm những dự án mà lẽ ra doanh nghiệp tư nhân có thể đảm nhiệm.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.