Theo dõi Báo Hànộimới trên

Khăn xếp, mũ cát

THUHANG| 21/08/2003 08:44

Người ấy có dòng dõi chúa Trịnh, cụ tổ nhiều đời từ Thanh Hóa ra đã lập nghiệp và buôn bán ở Hàng Bồ với vườn rộng, và đàn ngựa nuôi trong khu nhà. Đầu thế kỷ XX, những biến động xã hội làm cho việc buôn bán sa sút nghiêm trọng. Chàng trai Trịnh Văn Chính ra đời thì sản nghiệp của dòng họ để lại đã chẳng còn là bao. Sẵn có cái tự tin của một dòng tộc lớn, lòng nhẫn nại, chí làm ăn, anh tự mình tìm một lối đi riêng...

Phố Hàng Đào - Ảnh: P. Thảo

Người ấy có dòng dõi chúa Trịnh, cụ tổ nhiều đời từ Thanh Hóa ra đã lập nghiệp và buôn bán ở Hàng Bồ với vườn rộng, và đàn ngựa nuôi trong khu nhà. Đầu thế kỷ XX, những biến động xã hội làm cho việc buôn bán sa sút nghiêm trọng. Chàng trai Trịnh Văn Chính ra đời thì sản nghiệp của dòng họ để lại đã chẳng còn là bao. Sẵn có cái tự tin của một dòng tộc lớn, lòng nhẫn nại, chí làm ăn, anh tự mình tìm một lối đi riêng. Trong tài liệu về lịch sử phường Hàng Đào (do phường biên soạn) còn ghi rõ quãng thời gian ấy một số người rất có óc sáng tạo, nhanh nhạy trong việc làm ăn, chiếm được vị trí trên thị trường dù tình hình kinh tế vẫn chưa hết đảo chao. Một trong những người ấy là Trịnh Văn Chính, còn gọi Hai Chinh.

Hai Chinh bắt đầu từ nghề sửa xe. Khi đã có chút vốn liếng rồi thì anh nghĩ ngay tới việc mua xe về cho thuê. Một bước lên làm ông chủ, dù là ôngchủ con con, người thanh niên ấy cũng thấy hài lòng. Sau này, lúc đã thành doanh nhân có tiếng trên thị trường, Hai Chinh vẫn nhắc cháu con về vốn liếng đầu tiên có được nhờ đôi bàn tay lấm lem đất bụi. Nghe nói đến những chiếc mũ nhập vào Việt Nam phổ biến lúc bấy giờ được làm ở Pháp và châu Phi, ông liền tập hợpvài bangười bạn cùng chí hướng và nghiên cứu. Họ đặt mua ca-ta-lô về mày mò tự học. Chẳng bao lâu sau, ông chủ Hai Chinh cùng năm sáu người thợ đã “khai sinh” xưởng làm mũ trên phố Hàng Đào.

Thời ấy chắc người ta không quảng cáo nhiều, song theo lăng kính bây giờ thì xưởng ấy đã góp phần tuyên truyền cho việc người Việt Nam dùng hàng Việt Nam. Mà đúng là hàng Việt Nam thật. Ông chủ là người Hà Nội, thợ cũng người ở đây luôn. Sản phẩm được làm ra bằng “công nghệ” của người Việt, bảo đảm bền và phù hợp với vùng nhiệt đới. Từ khâu làm cốt mũ (vành), đến làm chỏm bằng vải nỉ may chéo xếp lớp đến dán dính đều được làm cẩn thận. Người ta phết ét-xăng (tinh dầu của một loại cây) rồi bồi thêm nhựa crếp cho kín - không phải một tầng mà nhiều tầng liên tiếp - để chống chọi với cái nắng, mưa xứ nóng.

Lúc đầu xưởng mũ này còn phải nhập li-e - một chất liệu nhẹ từ Bắc Phi, để làm nguyên liệu. Từ đầu năm 1940, không có li-e nữa, ông chủ xưởng cho thay bằng loại cây dút, cũng nhẹ tuy rằng độ thấm nước cao hơn nhưng các tay thợ khắc phục bằng cách dán kỹ lưỡng hơn. Mũ cát của cụ Hai Chinh đã chiếm lĩnh thị trường Hà Nội với nhiều kiểu cách khác nhau. Các cụ bảo: Mũ thời ấy làm kỳ công lắm, nếu là ở thời naythì phải gọi là “hàng Việt Nam chất lượng cao”. Năm1922, “Mũ cát Hai Chinh” đã khẳng định chất lượng bằng tấm HCV ở Hội chợ Mác-xây.

Nhắc đến cụ Hai Chinh còn là nhắc đến một người Hà Nội đã tạo ra chiếc khăn xếp. Thay cho việc quấn khăn khá phức tạp, người ta chỉ việc đội chiếc “mũ” lên đầu cho ngay ngắn, chữ “nhân” quay ra phía trước, rất nhanh chóng, tiện lợi, lại đẹp. Khăn xếp dần quen thuộc, đến độ người ta tưởng đó là của dân gian sáng tạo ra.

Đã giành được những thành công đáng kể, con người cần cù, ham học hỏi và năng động ấy còn giúp cho người nhà, con cháu mở mang nghề nghiệp. Cụ Trịnh Sửu, em trai cụ Hai Chinh cũng mở một xưởng hấp mũ dạ khá lớn ở phố Cầu Gỗ. Trong mắt những đứa trẻ gia đình họ Trịnh, xưởng hấp mũ có cái lò hơi to phun phì phì, chải, hấp... mỗi lượt làm sạch làm mượt 6, 7 chiếc mũ dạ. Sau đó, chúng được đưa ra để hấp bẻ kiểu. Đầu vào là mũ cũ, đầu ra mũ mới, sạch bong, mượt mà, kiểu cách. Cái xưởng hấp, chải mũ ấy thật thú vị với các cô cậu bé trong nhà.

Đã gần một thế kỷ trôi qua rồi, ngôi nhà 47 Hàng Đào giờ không còn là cửa hàng bán mũ, cravat, tơ lụa nhộn nhịp một thời nữa. Những mẫu hàng quần áo mới che lấp biển hiệu “Phong Thịnh” - con trai của cụ Hai Chinh. Trong nhà có ông già đẹp lão, trán cao tóc bạc là người duy nhất có thể dựng lại hình ảnh một gia đình buôn bán thời xưa.

Không chỉ mũ cát, mà nhiều sản phẩm khác của người Việt Nam mình cũng được làm công phu, cẩn thận, lấy chữ tín làm đầu. Phần nhiều các cụ bán hàng khéo léo mà vừa phải, đức độ: khônglấy thừa của khách một xu, đo miếng vải cũng để chùng một chút cho khách vui vẻ, thái độ hòa nhã. Như thế buôn bán mới bền lâu.

Nghĩ đến “phố Đồng Hồ” như lắm người gọi Hàng Đào bây giờ, nhiều người mua rẻ, bán đắt, nói thách đến trời mà thương...

Hải Giang

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Khăn xếp, mũ cát

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.