Điểm đến

Khám phá "cánh cửa thép" của quân đội Pháp tại Chiến trường Điện Biên Phủ

Báo Lao động 13/03/2024 - 14:09

Ngày 13-3-1954, tròn 70 năm trước, cả cứ điểm Him Lam - nơi được quân đội Pháp coi là “cánh cửa thép" của Tập đoàn cứ điểm - đã chìm trong khói lửa bởi những loạt pháo kích mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ của quân đội Việt Nam.

Di tích Him Lam là một di tích thành phần quan trọng của Di tích lịch sử cấp Quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ - nơi diễn ra trận mở màn quan trọng góp phần làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954.
Trung tâm đề kháng Him Lam là một di tích thành phần quan trọng của Di tích lịch sử cấp Quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ thuộc phường Him Lam, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Đây là nơi đã diễn ra trận mở màn chiến dịch có tính chất quan trọng góp phần làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 của Quân đội và Nhân dân Việt Nam.
Đây là nơi đã diễn ra trận mở màn chiến dịch có tính chất quan trọng góp phần làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 của Quân đội và Nhân dân Việt Nam.
Mặc dù cứ điểm Him Lam là một di tích thành phần của Di tích Chiến trường Điện Biên Phủ nhưng lại chưa được nhiều người biết đến bởi nơi đây vẫn đang trong quá trình tôn tạo, chưa đưa vào khai thác phục vụ du lịch.
Mặc dù, cứ điểm Him Lam là một di tích thành phần của Di tích Chiến trường Điện Biên Phủ nhưng lại chưa được nhiều người biết đến bởi nơi đây vẫn đang trong quá trình tôn tạo, chưa đưa vào khai thác phục vụ du lịch.
Vì Trung tâm đề kháng Him Lam có vị trí quan trọng, lại có địa hình thuận lợi nên Pháp đã bố trí xây dựng thành 3 cứ điểm nằm trên 3 mỏm đồi, hình thành thế chân kiềng vững chắc, tạo thành điểm tựa vòng tròn, có khả năng chống đỡ cả 4 hướng khi bị quân ta tiến công.
Vì Him Lam có vị trí quan trọng, lại có địa hình thuận lợi nên Pháp đã bố trí xây dựng thành 3 cứ điểm nằm trên 3 mỏm đồi, hình thành thế chân kiềng có khả năng chống đỡ cả 4 hướng khi bị quân ta tiến công nên gọi là trung tâm đề kháng.
Nói theo cách của quân đội Pháp, Điện Biên Phủ là một “pháo đài bất khả xâm phạm” thì trung tâm đề kháng Him Lam được coi như một “cánh cửa thép. Do vậy, Pháp đã cho xây dựng trung tâm đề kháng này rất kiên cố và vững chắc.
Nói theo cách của quân đội Pháp, Điện Biên Phủ là một “pháo đài bất khả xâm phạm” thì trung tâm đề kháng Him Lam được coi như một “cánh cửa thép". Do vậy, Pháp đã cho xây dựng trung tâm đề kháng này rất kiên cố và vững chắc.
Ngoài hệ thống công sự kiên cố với những tuyến giao thông hào ngang dọc nối liền các cơ quan chỉ huy, các hầm, ụ súng, hỏa điểm bí mật... quân Pháp còn bố trí hàng loạt hệ thống vật cản, công sự dày đặc từ chân đồi lên đến đỉnh đồi.
Ngoài hệ thống công sự kiên cố với những tuyến giao thông hào ngang dọc nối liền các cơ quan chỉ huy, các hầm, ụ súng, hỏa điểm bí mật... quân Pháp còn bố trí hàng loạt hệ thống vật cản, công sự dày đặc từ chân đồi lên đến đỉnh đồi.
sau nhiều ngày chuẩn bị cho trận đánh mở màn, đúng 17h ngày 13.3.1954, trận pháo kích của quân ta bất thần tấn công dữ dội vào cứ điểm Him Lam mở màn cho chiến dịch Điện Biên Phủ.
Sau nhiều ngày chuẩn bị cho trận đánh mở màn, đúng 17h ngày 13-3-1954, trận pháo kích của quân ta bất thần tấn công dữ dội vào cứ điểm Him Lam mở màn cho Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Trên cứ điểm số 2 là nơi Anh hùng liệt sĩ Phan Đình Giót đã “lấy thân mình lấp lỗ châu mai” và anh dũng hy sinh để đồng đồi xông lên tiêu diệt các vị trí phòng ngự của địch.
Trên cứ điểm số 2 là nơi Anh hùng liệt sĩ Phan Đình Giót đã “lấy thân mình lấp lỗ châu mai” và anh dũng hy sinh để đồng đội xông lên tiêu diệt các vị trí phòng ngự của địch.
Từ khi được phục dựng, tôn tạo, trên mỗi cứ điểm đều có bia ghi cụ thể về thời gian, địa điểm và diễn biến của các trận đánh.
Từ khi được phục dựng, tôn tạo, trên mỗi cứ điểm đều có bia ghi cụ thể về thời gian, địa điểm và diễn biến của các trận đánh.
Đứng trên cứ điểm 1, có thể quan sát được phần lớn thành phố Điện Biên Phủ và Sân bay của quân đội Pháp - nay là Sân bay Điện Biên trên cánh đồng Mường Thanh.
Đứng trên cứ điểm 1, có thể quan sát được phần lớn thành phố Điện Biên Phủ và Sân bay của quân đội Pháp - nay là Sân bay Điện Biên trên cánh đồng Mường Thanh.
Bên trong một căn hầm chiến đấu của quân Pháp.
Bên trong một căn hầm chiến đấu của quân Pháp khá rộng.
Phía ngoài được gia cố rất chắc chắn để chống lại các đợt pháp kích của quân đội Việt Nam.
Phía ngoài được gia cố rất chắc chắn để chống lại các đợt pháo kích của quân đội Việt Nam.
Quan sát trận địa từ đỉnh đồi, chúng ta có thể phần nào hình dung được sự cam go, khốc liệt trong trận chiến mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra tròn 70 năm trước. Sau đó trận chiến tiếp tục kéo dài trong 56 ngày đêm, đến ngày 7.5.1954 quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, trấn động địa cầu“.
Quan sát trận địa từ đỉnh đồi, chúng ta có thể phần nào hình dung được sự cam go, khốc liệt trong trận chiến mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra tròn 70 năm trước. Sau đó, trận chiến tiếp tục kéo dài trong 56 ngày đêm, đến ngày 7-5-1954, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu“.
(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Khám phá "cánh cửa thép" của quân đội Pháp tại Chiến trường Điện Biên Phủ

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.