Chẳng ai muốn mình ngập trong nợ nần, nhưng nếu nợ có thể giúp chúng ta có thêm động lực để đạt được những điều tốt đẹp hơn thì sao?
Trong khi người Việt Nam rất sợ sống chung với nợ và coi nợ nần là đáng xấu hổ thì người dân ở các quốc gia phát triển, điển hình là Mỹ, Nhật Bản hay Singapore lại vay nợ rất nhiều. Theo quan điểm của các chuyên gia, một trong những sai lầm thường gặp của người Việt là tránh nói về các chủ đề tài chính cũng như chia sẻ các kinh nghiệm về cách ứng xử với tiền bạc. Chúng ta hoàn toàn có thể tự tin sống một cuộc sống chất lượng hơn, bắt đầu từ những kiến thức nền tảng về chi tiêu và vay nợ.
Phân biệt khoản cần mua và khoản muốn mua
Những tài sản mua để tiêu dùng được hiểu một cách đơn giản là những thứ khiến ta mất tiền mà không tạo ra thu nhập - khoản muốn mua. (Ví dụ: Một chiếc điện thoại xịn, một chiếc áo hàng hiệu…). Trái lại, những vật dụng mang tính chất đầu tư, về cơ bản có thể giúp chúng ta tạo ra thu nhập chứ không phải chỉ dừng lại ở mục tiêu tiêu dùng - khoản cần mua. Giả sử một người lái xe cần một chiếc ô tô đủ tốt, một người làm đồ họa cần một máy tính cấu hình đủ mạnh…
Tuy nhiên, lằn ranh phân định giữa 2 loại tài sản này đôi khi rất mong manh. Ví dụ, một chiếc xe máy có thể phục vụ cho việc đi lại của cá nhân nhưng cũng có thể là phương tiện để kiếm thêm thu nhập. Do đó, xác định đúng thứ cần mua với thứ muốn mua giúp chúng ta có thể đưa ra những quyết định chi tiêu hợp lý.
Xác định nợ tốt - nợ xấu
Ở đây, nếu coi tài sản là khoản nợ thì đối với tài sản đầu tư, nguồn trả nợ là tiền được tạo ra từ tài sản đó. Nợ tốt sẽ giúp chúng ta tăng thu nhập, thậm chí nâng cao giá trị sức lao động. Trái lại, nợ xấu là những tài sản không sinh lợi, khiến chúng ta gặp khó khăn trong việc chi trả, trở thành gánh nặng cuộc sống.
Ví dụ: Nguyên là một nhân viên thiết kế đồ họa với mức lương hiện tại là 10 triệu đồng/tháng. Để nâng cao chất lượng công việc, Nguyên cần mua một chiếc laptop. Anh có thể lựa chọn tiết kiệm trong 7 tháng để mua được chiếc laptop này hoặc mua theo hình thức vay trả góp. Cuối cùng anh đã chọn mua trả góp chiếc Dell Vostro 3578 i7 có giá 20.990.000đ trong 12 tháng qua FE Credit tại cửa hàng Thế giới di động vì thủ tục nhanh gọn chỉ cần có CMND và bằng lái. Sau khi trừ mọi khoản chi tiêu cố định còn dư khoảng 3 triệu đồng, Nguyên trả trước số tiền 20% giá trị của sản phẩm, rồi mỗi tháng trả thêm cả gốc lẫn lãi 1.953.500 đồng, vẫn còn dư được hơn 1 triệu đồng. Nhờ chiếc laptop mới, Nguyên đã cải thiện chất lượng công việc và được tăng lương lên 13 triệu đồng, trừ đi số tiền đã trả góp thiết bị, giờ Nguyên đã dư được tới 6-7 triệu đồng mỗi tháng. Rõ ràng, đây là một khoản nợ tốt, một khoản đầu tư giá trị cho sự nghiệp và tương lai.
Quy tắc 1/2 đối với tài sản tiêu dùng
Quy tắc 1/2 nói rằng chúng ta chỉ nên vay những khoản tiêu dùng nếu như khoản tiền thanh toán định kỳ hằng tháng nhỏ hơn 1/2 số tiền dư sau khi đã trừ mọi chi phí sinh hoạt.
Hãy cùng xem ví dụ sau đây để hiểu hơn về vai trò của quy tắc 1/2:
Với mức thu nhập như nhau, chỉ vì không đánh giá đúng khả năng trả nợ mà Nam có nguy cơ lâm vào tình trạng khó khăn. Còn Tuấn có khả năng chi trả tốt hơn khi chỉ phải thanh toán số nợ không quá 1/2 số tiền tiết kiệm hằng tháng, đồng thời chất lượng cuộc sống cũng không bị ảnh hưởng đáng kể.
Làm chủ chi tiêu - Tận hưởng cuộc sống
Từ những chia sẻ trên đây, chúng ta cần rèn luyện cho mình thói quen trước khi quyết định vay một khoản nợ nào đó phải đặt ra hai câu hỏi:
Khoản vay này phục vụ cho mục tiêu đầu tư hay tiêu dùng?
Nếu là khoản vay tiêu dùng thì liệu số tiền thanh toán định kỳ có nhiều hơn 1/2 thu nhập sau khi trừ chi tiêu của bạn hay không?
Với việc rèn luyện thói quen chi tiêu có kế hoạch một cách nghiêm túc, chúng ta không chỉ chủ động hơn, mà còn có thể khai thác hiệu quả các khoản nợ để nâng cao chất lượng cuộc sống.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.