Theo dõi Báo Hànộimới trên

Hoàn thiện một bước dự thảo Báo cáo tổng kết 30 năm đổi mới

Võ Lâm| 18/09/2014 06:05

(HNM) - Ngày 17-9, Hội đồng Lý luận TƯ đã tiến hành kỳ họp thứ 13 với chủ đề

Các thành viên Hội đồng Lý luận TƯ đã thảo luận, phân tích, đánh giá tổng quát ưu điểm và hạn chế, khuyết điểm qua 30 năm đổi mới, nguyên nhân của thành tựu, hạn chế, khuyết điểm; các bài học lớn qua 30 năm đổi mới; dự báo những nhân tố tác động đến quá trình tiếp tục đổi mới nêu trong dự thảo; phương hướng chung, tư tưởng chỉ đạo, những định hướng chủ yếu để tiếp tục đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ công cuộc đổi mới từ nay đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Chủ tịch Hội đồng Lý luận TƯ Đinh Thế Huynh nhận định, các ý kiến phát biểu tại kỳ họp góp phần quan trọng xây dựng dự thảo Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 30 năm đổi mới. Thường trực Hội đồng Lý luận TƯ sẽ chỉ đạo tổng hợp, chắt lọc, tiếp thu, góp phần hoàn chỉnh dự thảo báo cáo ngay sau kỳ họp.

Trước đó, ngày 12-6-2013, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 66-KL/TƯ về tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 30 năm đổi mới (1986-2016), trọng tâm là 10 năm gần đây (2006-2016) và lập Ban Chỉ đạo tổng kết do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng ban; giao cho Hội đồng Lý luận TƯ là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo tổng kết.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao cho đảng đoàn, ban cán sự đảng, lãnh đạo của 48 ban, bộ, ngành, đoàn thể ở TƯ, cơ quan nghiên cứu khoa học, lý luận và 16 tỉnh ủy, thành ủy thực hiện tổng kết 10 vấn đề. Ban Chỉ đạo đã khẩn trương xây dựng đề cương tổng kết; phân công 6 nhóm tổng kết 10 vấn đề lớn về kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh - đối ngoại, hệ thống chính trị, xây dựng Đảng và về 8 mối quan hệ lớn. Các nhóm và tổ biên tập Báo cáo tổng kết đã tiến hành nhiều cuộc khảo sát, hội thảo, tọa đàm tại Hà Nội và nhiều tỉnh, thành phố; tổ chức điều tra xã hội học với quy mô lớn; đã chắt lọc hàng chục nghìn trang báo cáo của các cơ quan, đơn vị, địa phương và kết quả của các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, phục vụ kịp thời xây dựng dự thảo Báo cáo tổng kết.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hoàn thiện một bước dự thảo Báo cáo tổng kết 30 năm đổi mới

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.