Theo dõi Báo Hànộimới trên

Hiện tượng "người khổng lồ một mắt" ở động vật

Theo Trí Thức Trẻ| 03/09/2013 16:49

Hiện tượng đột biến một mắt ở động vật được xác định là hậu quả của việc nhiễm chất độc hại cũng như tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay.

Động vật sinh ra chỉ có một mắt là hiện tượng đột biến gen có thể gây tử vong trước hoặc sau khi sinh chỉ một thời gian ngắn. Đột biến một hốc mắt xảy ra chủ yếu ở động vật có vú, trong đó bao gồm cả con người.

Theo lý giải khoa học, sự dị dạng này được gây ra bởi thất bại trong quá trình hình thành não trước và khoang mũi. Tuy nhiên, nguyên nhân gốc rễ của nó vẫn được phỏng đoán là do tác hại của các chất độc cũng như ô nhiễm môi trường ngày một tăng trên Trái đất.

Từ động vật dưới nước một mắt...

Thai nhi cá mập này được một ngư dân phát hiện tại một bờ biển Cortez thuộc bang California, Mỹ vào tháng 7/2011.

Bào thai cá mập xám một mắt.


Do tình trạng đột biến quái dị, có vẻ bào thai này đã không thể sống sót sau khi chào đời.

Thoạt nhìn qua, bào thai cá mập xám dài 56cm này khó thuyết phục được nhiều người bởi con mắt duy nhất nằm trước đầu trông có vẻ như một sản phẩm của photoshop. Họ cho rằng, đôi mắt này trông giống của một nhân vật hoạt hình hơn là cá mập.

Tuy nhiên, sau kiểm chứng, các nhà khoa học đã xác nhận đây là bào thai cá mập bị đột biến thực sự.

Gia súc chăn nuôi

Có lẽ những ca đột biến ở gia súc được ghi nhận nhiều nhất phải thuộc về loài dê. Chỉ tính sơ qua, trên thế giới đã công bố ít nhất hơn 4 trường hợp dê một mắt từ năm 1997 tới nay.

Một trong những chú dê một mắt được Ripley's Believe or Not ghi nhận.


Những con dê một mắt đều được mô tả là có khuôn mặt giống... khỉ. Mở màn là phát hiện về hộp sọ của một chú dê một mắt được tìm thấy ở bang Texas, Mỹ. Kế sau đó là sự ra đời của một chú dê trắng ở Durban, Nam Mỹ. Tới năm 2010, thành phố Clinton, bang South California lại chào đón sự ra đời của một chú dê một mắt tiếp theo.

Riêng ở loài cừu, khoa học đã chứng minh đột biến một mắt thường xảy ra khi cừu mẹ ăn cải bắp hôi có chứa Cyclopamine. Hiện tượng đột biến một mắt ở cừu đã được ghi nhận từ cách đây vài thế kỷ. Kể từ thế kỷ 17, sự ra đời của "con quái vật một mắt" đã khiến khoa học phải bàng hoàng. Sau đó vào những năm 1920, 1964, 2005 và 2006, thế giới lại tiếp tục chào đón những thành viên mới của câu lạc bộ "người khổng lồ một mắt".

Cho tới những loài động vật khác

Bên cạnh những trường hợp đột biến nổi trội khiến cả thế giới quan tâm cũng xuất hiện không ít những trường hợp đột biến một mắt mà y học vẫn gọi là quái tượng một hốc mắt.

Chú mèo một mắt nổi tiếng năm 2005.


Năm 2005, chú mèo con xấu số đã tử vong khi vừa chào đời không lâu. Trong hầu hết các nghiên cứu, những trường hợp đột biến này thường không tồn tại được sau khi sinh.

Ngoài ra, trường hợp rùa, chó, chuột, gà, hươu hay lợn cũng đều nằm trong danh sách có nguy cơ gặp phải. Đáng chú ý tới nhất phải kể đến trường hợp của một bé gái nặng 2,8kg chào đời ngày 13/8/1982 và một trường hợp nữa được ghi nhận năm 1974.

Tuy nhiên, tác nhân gây đột biến ở con người lại được chẩn đoán là do gen chứ không phải do chất độc hay môi trường như ở động vật.

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Hiện tượng "người khổng lồ một mắt" ở động vật

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.