(HNM) - Sau một thời gian triển khai đồng bộ, Cuộc vận động (CVĐ)
Giới thiệu sản phẩm bút bi Thiên Long với khách hàng tại một hội chợ hàng
Việt Nam chất lượng cao. Ảnh: Linh Tâm
Từ đầu năm đến nay, Sở Công thương Hà Nội đã tham mưu cho thành phố (TP) tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM), nhằm hỗ trợ thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường trong nước; tổ chức xúc tiến giao thương giữa các DN trong, ngoài nước để giới thiệu tiềm năng, lợi thế, củng cố thị trường hiện có, mở rộng thị trường mới; hỗ trợ DN ứng dụng thương mại điện tử, giao dịch trực tuyến trên sàn thương mại điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất, xuất khẩu. Bên cạnh đó, TP cũng chỉ đạo các sở, ngành triển khai chương trình "Hành động vì quyền lợi NTD", tổ chức các hoạt động hưởng ứng "Ngày quyền NTD thế giới - 15-3" và Luật NTD... gắn với việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 11 của Chính phủ, như tổ chức 398 điểm bán hàng bình ổn giá với 9 nhóm hàng thiết yếu, 38 phiên chợ hàng Việt, 23 chuyến hàng về nông thôn tại 19 huyện, thị xã và 2 điểm bán hàng tại khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất... Một trong số những đơn vị tiêu biểu của hoạt động đưa hàng Việt đến tay NTD là Tổng Công ty Thương mại Hà Nội, đã tổ chức 9 "chợ Tết" tại các huyện, thị xã với tổng doanh thu đạt 19 tỷ đồng; tổ chức 30 chuyến bán hàng bình ổn lưu động tại các huyện ngoại thành, đạt doanh thu 800 triệu đồng... Các chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, KCN, chương trình khuyến mãi, hội chợ, triển lãm...đã giúp NTD tiếp cận với thương hiệu, DN Việt; có thông tin để so sánh, đánh giá, tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu, tạo điều kiện cho hàng Việt phát triển.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Ban Chỉ đạo, công tác chỉ đạo triển khai và tổ chức thực hiện CVĐ còn bộc lộ một số hạn chế. Vẫn còn nhiều DN chưa quan tâm đến thị trường trong nước, không chú trọng nghiên cứu thị trường, xây dựng thương hiệu sản phẩm, giá thành sản phẩm lại cao nên khó cạnh tranh… Mặt khác, công tác thông tin, tuyên truyền đến DN chưa hiệu quả; hàng giả, hàng kém chất lượng còn tràn lan trên thị trường và chậm bị xử lý...
Trước thực tế đó, ngành chức năng yêu cầu, từ nay đến cuối năm, các ban, ngành, quận, huyện, thị xã... tiếp tục tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền thực hiện CVĐ gắn với việc thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Trên cơ sở thông tin có hiệu quả về CVĐ "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"; nêu gương những tập thể, cá nhân thực hiện tốt CVĐ ở cơ sở. Về chương trình XTTM đưa hàng Việt đến NTD, Sở Công thương chỉ đạo các DN triển khai 300 chuyến bán hàng lưu động, bán hàng Việt về nông thôn và phiên chợ hàng Việt tại các huyện, thị xã, KCN, khu chế xuất trên địa bàn lồng ghép với các chương trình xã hội khác nhằm thu hút, khuyến khích người dân nông thôn dùng hàng của DN trong nước; tạo điều kiện cho người lao động khu vực nông thôn, KCN được mua sắm và hưởng các dịch vụ chăm sóc khách hàng có chất lượng, giá thành hợp lý. Chủ động phát hiện những vướng mắc, khó khăn trong sản xuất, phân phối, lưu thông của DN để kiến nghị các cơ quan quản lý nhà nước rà soát, sửa đổi, bổ sung và ban hành cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, tiêu dùng hàng hóa sản xuất trong nước... Đặc biệt, các sở, ngành tăng cường kiểm tra, kiểm soát, chống hành vi sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng, phòng, chống buôn lậu, hàng cấm và gian lận thương mại, góp phần kiềm chế lạm phát, bình ổn giá đối với các mặt hàng thiết yếu, kích thích và tăng cường tiêu thụ hàng hóa sản xuất trong nước, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.