Theo dõi Báo Hànộimới trên

Hàng Nón: Phố khung nhôm kính

TUYETMINH| 19/09/2006 10:37

Phố Hàng Nón dài 216m, từ Hàng Quạt đến phố Đường Thành. Xưa kia đoạn từ Hàng Quạt đến Hàng Mành gồm hơn hai mươi nhà là phố Mã Vĩ, chuyên làm và bán các trang phục tuồng chèo, lễ hội, cờ, phướn, trướng, lọng và một số đạo cụ sân khấu làm bằng lông đuôi ngựa, nên có tên là

Phố Hàng Nón dài 216m, từ Hàng Quạt đến phố Đường Thành. Xưa kia đoạn từ Hàng Quạt đến Hàng Mành gồm hơn hai mươi nhà là phố Mã Vĩ, chuyên làm và bán các trang phục tuồng chèo, lễ hội, cờ, phướn, trướng, lọng và một số đạo cụ sân khấu làm bằng lông đuôi ngựa, nên có tên là "Mã Vỹ" (đuôi ngựa). Đoạn cuối là phố Hàng Nón cũ, bán các loại nón thời cổ rộng vành, có loại đường kính đến 1m, nặng, cồng kềnh, khi đội phải buộc quai chặt vào cằm.

Vào những năm 50 của thế kỷ trước, Hàng Nón bán những chiếc nón Chuông, nón Huế, vừa gọn, nhẹ, lại duyên dáng. Lúc đó còn có cả mặt hàng dành cho nam giới gồm các loại mũ. Hàng Nón vừa làm, vừa bán buôn, bán lẻ các loại mũ đắt tiền, loại rẻ tiền làm bằng bấc. Thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, người Hàng Nón mua những cốt mũ do làng Hồ ép bằng bột giấy, rồi dùng vải ka ki xanh lợp lên thành những chiếc "mũ cối", rất được ưa chuộng, bán khắp các tỉnh, thành miền Bắc lúc ấy.

Cuối phố Hàng Nón có gần chục cửa hàng bán guốc, đủ kiểu dáng, phù hợp yêu cầu của khách. Guốc mộc dành chủ yếu cho nam giới. Guốc cho trẻ con được sơn đủ màu sắc sặc sỡ. Guốc cho thiếu nữ thì gót cao, điệu đà. Cửa hàng Vĩnh Thịnh Long số 57 đẽo cả đôi guốc mộc dài gần 1m bày giữa cửãa hàng, tạo sự hấp dẫn khách hàng.

Vào thời kỳ đổi mới, những mặt hàng trên mất dần, thay thế bằng những mặt hàng mới mà thị trường đang có nhu cầu. Nhiều nhà đầu phố chuyển sang kinh doanh các loại sơn. Thoạt đầu là sơn trong nước như : Sơn Thái Bình, sơn Đại Bàng, sơn thủ công, dầu bóng. Sau đóë bán thêm các loại sơn ngoại và những chiếc chổi lăn sơn. Có nhà bán cả gỗ dán foócmica dùng trong nhà. Vài ba cửa hàng có bán tranh, thuê cả "thợ vẽ" ngay tại quầy. Tranh bày la liệt trên tường, xếp chồâng lên sàn nhà.

Cửa hàng số 4 Hàng Nón của HTX Cờ Đỏ bán các mặt hàng như: Cờ, trướng, trang phục lễ hội, đạo cụ sân khấu có màu đoí là chủ đạo, gợi lại chút gì hơi hướng của phố Mã Vỹ ngày xưa. Nhà số 11 của nghệ nhân làm trống Phạm Chí Tịnh, người làng Đọi Tam, Duy Tiên, Hà Nam, chuyên làm và bán các nhạc cụ cổ truyền: Đàn nguyệt, đàn tranh, đàn bầu, đàn lục huyền và nhất là trống các loại, với mầu đỏ rực ở tang trống.


Nghệ nhân Phạm Chí Tịnh là một người trong nhóm nghệ nhân làm ra 100 chiếc trống để dóng lên trong dịp lễ hội kỷ niệm 995 Thăng Long - Hà Nội. Trong đó hiện đang lưu bày ở Văn Miếu chiếc Trống Sấm có đường kính 2,001 mét (năm làm trống 2001).

Đặc biệt, Hàng Nón ngày này gồm phần lớn là những cửa hàng chuyên làm và bán hàng tủ, chạn bát trước kia đãä chuyển hướng sang làm tủ bằng khung nhôm kính, vừa sang, vừa chắc, lại gọn, đẹp, thay thế khung gỗ dễ bị mối mọt. Những ông chủã cửa hàng trẻ năng động, đã sáng tạo ra nhiều loại mặt hàng nội thất bằng khung nhôm kính chiếm lĩnh khắp phố.

Cửa hàng Vinh Hạnh số 2 chuyên làm và bán các loại tủ: Tủ hàng, tủ bếp, chạn, tủ quần áo, tủ tường, vách ngăn phòng, và các loại cửa, cửa cuốn, cửa thuỷ lực và các dịch vụ khung nhôm kính. Hàng Nón giờ đã có hơn 20 cửa hàng chuyên doanh mặt hàng này, với những biển hiệu san sát như: Tuấn Phương số 60, Cường Long số 62, Hoàng Long số 70, Ngọc Bảo số 71 v.v...

Cũng như nhiều phố cổ ở Thủ đô, người Hàng Nón cũng có truyền thống "buôn có bạn, bán có phường". Phố đã tạo được nét đặc trưng cho riêng mình với bản sắc của những mặt hàng trong thời kỳ đổi mới. Sự hiện diện của mặt hàng nội thất khung nhôm kính đã tràn vào cuộc sống của người Hà Nội.

Theo KTĐT
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hàng Nón: Phố khung nhôm kính

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.