Theo tính toán đối với 21 xe đưa vào chạy thí điểm từ năm 2011, các xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch tiết kiệm được 23% chi phí nhiên liệu so với các xe chạy dầu DO trên cùng cự ly.
Theo tin từ Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, từ ngày 1-7, Hà Nội sẽ thí điểm mở tuyến xe buýt: Bến xe Mỹ Đình - Bến xe Sơn Tây, Bến xe Yên Nghĩa - Khu đô thị Đặng Xá, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương cơ sở 2 - Khu đô thị Times City sử dụng nhiên liệu sạch (khí CNG). Cả 3 tuyến buýt này đều do Công ty TNHH Du lịch Dịch vụ Xây dựng Bảo Yến vận hành.
Mạng lưới xe buýt thành phố Hà Nội đang được đẩy mạnh. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN |
Theo đó, tuyến buýt Bến xe Mỹ Đình - Bến xe Sơn Tây có lộ trình chiều đi: Bến xe Mỹ Đình - Phạm Hùng - Mễ Trì - Châu Văn Liêm - đại lộ Thăng Long (đường gom) - Phượng Cách - tỉnh lộ 421B - tỉnh lộ 420 - tỉnh lộ 419 - quốc lộ 32 - Chùa Thông (Sơn Tây) - Bến xe Sơn Tây. Chiều về: Bến xe Sơn Tây - Chùa Thông (Sơn Tây) - quốc lộ 32 - tỉnh lộ 419 - tỉnh lộ 420 - tỉnh lộ 421B - Phượng Cách - đại lộ Thăng Long (đường gom) - Lê Quang Đạo - Mễ Trì - Phạm Hùng - quay đầu tại nút giao Phạm Hùng, Tôn Thất Thuyết - Phạm Hùng - Bến xe Mỹ Đình. Tuyến này dự kiến sẽ có 122 lượt xe/ngày; tần suất dịch vụ 15-20 phút/lượt.
Tuyến xe buýt Bến xe Yên Nghĩa - Khu đô thị Đặng Xá (đối viện nhà CT3 Khu đô thị Đặng Xá), có lộ trình chiều đi: Bến xe Yên Nghĩa - Quang Trung (Hà Đông) - Lê Trọng Tấn (Hà Đông) - đường Phúc La, Văn Phú - Cầu Bươu - Thanh Liệt - Cầu Dậu - Nghiêm Xuân Yêm - Nguyễn Hữu Thọ - Giải Phóng - Bến xe Giáp Bát - Giải Phóng - Kim Đồng - Tân Mai - Tam Trinh - Minh Khai - cầu Vĩnh Tuy - Đàm Quang Trung - Chu Huy Mân - Trần Danh Tuyên - Sài Đồng - Nguyễn Đức Thuận - Khu đô thị Đặng Xá - đường nội bộ ĐX2 - đường vành đai nội bộ Khu đô thị Đặng Xá (qua các khu nhà CT9B, D3, D13, D10) - Khu đô thị Đặng Xá (đối diện nhà CT3 Khu đô thị Đặng Xá).
Chiều về: Khu đô thị Đặng Xá (đối diện nhà CT3 Khu đô thị Đặng Xá) - đường vành đai nội bộ Khu đô thị Đặng Xá (qua các khu nhà CT9B, D3, D13, D10) - đường nội bộ ĐX2 - Khu đô thị Đặng Xá - Nguyễn Đức Thuận - Sài Đồng - Trần Danh Tuyên - Chu Huy Mân - Đàm Quang Trung - cầu Vĩnh Tuy - Minh Khai - Tam Trinh - Tân Mai - Kim Đồng - Giải Phóng - Nguyễn Hữu Thọ - Nghiêm Xuân Yêm - Cầu Dậu - Thanh Liệt - Cầu Bươu - Phúc La, Văn Phú - Lê Trọng Tấn (Hà Đông) - Quang Trung (Hà Đông) - Bến xe Yên Nghĩa. Dự kiến trên tuyến này sẽ có 126 lượt xe/ngày; tần suất dịch vụ 15-20 phút/lượt.
Tuyến xe buýt Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương cơ sở 2 - Khu đô thị Times City (Bệnh viện Vimmec) sẽ có lộ trình chiều đi: Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương cơ sở 2 - Khu công nghiệp Bắc Thăng Long - Hoàng Sa - Phương Trạch - đường 6km - cầu Nhật Tân - Võ Chí Công - Bưởi (đường dưới bên bờ sông Tô Lịch) - Đội Cấn - Liễu Giai - Kim Mã - Nguyễn Thái Học - Lê Duẩn - Trần Hưng Đạo - Bà Triệu - Trần Khát Chân - Võ Thị Sáu - Thanh Nhàn - Kim Ngưu - cầu Mai Động - Minh Khai - Khu đô thị Times City (Bệnh viện Vinmec).
Chiều về: Khu đô thị Times City (Bệnh viện Vinmec) - Minh Khai - quay đầu tại gầm cầu Vĩnh Tuy - Minh Khai - Kim Ngưu - cầu Mai Động - Thanh Nhàn - Võ Thị Sáu - Trần Khát Chân - Phố Huế - Hàng Bài - Trần Hưng Đạo - Quán Sứ - Hai Bà Trưng - Thợ Nhuộm - Điện Biên Phủ - Trần Phú - Sơn Tây - Kim Mã - Liễu Giai - Đội Cấn - Bưởi (đường dưới bên nút giao Đội Cấn) - Võ Chí Công - cầu Nhật Tân - Hoàng Sa - Khu công nghiệp Bắc Thăng Long - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương cơ sở 2. Tuyến này tần suất 138 lượt xe/ngày; tần suất dịch vụ 12-15 phút/lượt.
Xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch CNG đã được đưa vào hoạt động thành công ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Theo tính toán đối với 21 xe đưa vào chạy thí điểm từ năm 2011, sau một năm chạy thử nghiệm, các xe buýt CNG tiết kiệm được hai tỷ đồng (23% chi phí nhiên liệu) so với các xe chạy dầu DO trên cùng cự ly. So với động cơ xăng và dầu DO, sử dụng khí CNG động cơ vận hành êm, các khí độc hại giảm từ 53 đến 63%, khí CO2 giảm 20%, không gây bụi và khói đen.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.