Từ khi hòa bình lập lại (năm 1954), khu 54 Hai Bà Trưng (Hoàn Kiếm) đã là trụ sở của các cơ quan quản lý Nhà nước; trong đó từng là trụ sở của Tổng cục Hóa chất, của các Bộ Cơ khí luyện kim, Công nghiệp nặng, Năng lượng... và nay là Bộ Công nghiệp. Tuy nhiên, trong những năm bao cấp, do tình trạng khó khăn về nhà ở, nên một số cơ quan đã cho phép cán bộ, nhân viên vào ở tạm tại các phòng làm việc hoặc các diện tích thừa tại khu nhà này.
Từ khi hòa bình lập lại (năm 1954), khu 54 Hai Bà Trưng (Hoàn Kiếm) đã là trụ sở của các cơ quan quản lý Nhà nước; trong đó từng là trụ sở của Tổng cục Hóa chất, của các Bộ Cơ khí luyện kim, Công nghiệp nặng, Năng lượng... và nay là Bộ Công nghiệp. Tuy nhiên, trong những năm bao cấp, do tình trạng khó khăn về nhà ở, nên một số cơ quan đã cho phép cán bộ, nhân viên vào ở tạm tại các phòng làm việc hoặc các diện tích thừa tại khu nhà này.
Đến nay, trong khu vực trụ sở Bộ Công nghiệp có khoảng 35 hộ gia đình (kể cả các hộ ở mặt phố Triệu Quốc Đạt) đang sinh sống trong những căn nhà tạm làm ảnh hưởng tới cảnh quan chung, trật tự, an ninh và tính nghiêm túc của một cơ quan quản lý Nhà nước.
Để giải quyết tình trạng trên, ngày 3-1-1996, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định (QĐ) số 09/TTg về việc thu hồi diện tích nhà đất là trụ sở của Bộ Công nghiệp nặng và Bộ Năng lượng trước đây tại 54 Hai Bà Trưng, giao cho Bộ Công nghiệp làm trụ sở. Tại Điều 3 của QĐ, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công nghiệp cùng UBND Thành phố Hà Nội và các ngành liên quan lập dự án di chuyển các hộ dân và một số đơn vị kinh doanh ra khỏi khu vực 54 Hai Bà Trưng.
Thực hiện QĐ trên, các đơn vị không thuộc cơ quan Bộ Công nghiệp đã chấp hành nghiêm túc, tự di chuyển ra khỏi khu vực 54 Hai Bà Trưng. Đối với việc di dời các hộ dân, Bộ Công nghiệp đã thống nhất với Cty Vật tư và Xây dựng (VT&XD) thuộc TCty Thiết bị kỹ thuật điện để triển khai dự án nhà 5 tầng trên lô đất thuộc sở hữu của Cty tại 2F Quang Trung. Trên cơ sở QĐ số 638/QĐ-BCN ngày 29-4-1997 phê duyệt dự án nhà ở 5 tầng của Bộ Công nghiệp, Thành phố đã có QĐ số 469/QĐ-UB ngày 21-1-1998 cho phép Cty VT&XD chuyển đổi mục đích sử dụng 650m2 đất tại 2F Quang Trung để xây dựng nhà 5 tầng phục vụ tái định cư cho khu vực 54 Hai Bà Trưng và một số hộ tại 2F Quang Trung. QĐ 469/QĐ-UB cũng yêu cầu chủ đầu tư thực hiện một số thủ tục theo quy định của pháp luật cũng như nghĩa vụ nộp thuế sử dụng đất…
Thực hiện QĐ 469/QĐ-UB, Cty VT&XD đã xin giấy phép xây dựng, ký hợp đồng thuê đất theo quy định. Tuy nhiên, do Cty VT&XD gặp khó khăn về tài chính, trong khi đó Bộ Công nghiệp cũng không được bố trí vốn cho thực hiện dự án, nên 2,548 tỷ đồng tiền thuế sử dụng đất đã không thể thu xếp được. Vì vậy, QĐ 469/QĐ-UB đã chấm dứt hiệu lực sau 6 tháng kể từ ngày ký và dự án nhà 5 tầngkhông thể thực hiện. Kế hoạch di dời các hộ dân tại 54 Hai Bà Trưng cũng bị dừng lại. Đến cuối năm 2003 Bộ Công nghiệp mới thu xếp được vốn. Dự án xây dựng trụ sở mới của Bộ Công nghiệp được phê duyệt tại QĐ số 374/QĐ-TDTP ngày 4-3-2004 và cũng từ thời điểm này, Bộ Công nghiệp mới khởi động lại việc GPMB tại 54 Hai Bà Trưng.
Để thực hiện việc này, UBND Thành phố đã ban hành QĐ số 6133/QĐ-UB ngày 21-9-2004 giao việc GPMB cho UBND quận Hoàn Kiếm và bố trí 40 căn hộ tái định cư tại nhà A1 khu đô thị Đền Lừ cho việc di dời các hộ gia đình tại khu 54 Hai Bà Trưng. Khu đô thị Đền Lừ là khu tái định cư được Thành phố xây dựng với quy mô hơn 1.000 căn hộ gồm nhiều chung cư cao tầng, nằm ở trung tâm quận Hoàng Mai. Bộ Công nghiệp đã tổ chức cho các hộ dân cùng Ban chỉ đạo GPMB Thành phố, UBND quận Hoàn Kiếm, UBND phường Trần Hưng Đạo kiểm tra và có biên bản khẳng định khu nhà A1 đủ điều kiện tái định cư.
Kết luận về việc di chuyển các hộ dân tại 54 Hai Bà Trưng, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Hoàng Công Khôi khẳng định, công tác GPMB tại 54 Hai Bà Trưng được tiến hànhtheo đúng trình tự, thủ tục quy định và bảo đảm công khai. UBND quận và Bộ Công nghiệp đã quan tâm tối đa đến lợi ích của các hộ dân trong khuôn khổ chính sách cho phép. Hội đồng GPMB không xem xét kiến nghị của các hộ dân về quỹ nhà tái định cư tại 2F Quang Trung.
Đến nay, đã có 6 hộ dân nhận tiền đền bù và bàn giao mặt bằng. tuy nhiên, một số hộ còn thắc mắc về tính chính xác và tính pháp lý của diện tích đang sử dụng cũng như phương án đền bù; Bộ Công nghiệp và UBND quận Hoàn Kiếm tiếp tục xem xét giải quyết theo đúng chế độ, chính sách của Nhà nước. Vấn đề là khi đã bảo đảm đúng chính sách, trước hết, các cơ quan chức năng có thẩm quyền phải chấp hành nghiêm việc di dời các hộ dân để bảo đảm tiến độ GPMB triển khai dự án.
Thanh Mai
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.