Cơ bản nhất trí với những nhận định, đánh giá trong dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ TP khóa XIV trình Đại hội đại biểu lần thứ XV, song tôi đề nghị cần đánh giá sâu hơn những mặt làm được và chưa làm được trong 5 năm qua. Việc đưa ra những nhận định chính xác trong thực hiện các nhiệm vụ, nhất là những lĩnh vực như quy hoạch, quản lý đô thị, bảo vệ môi trường, tăng cường kỷ cương kỷ luật công vụ sẽ giúp TP đưa ra các chỉ tiêu, nhiệm vụ ở nhiệm kỳ mới sát với yêu cầu thực tiễn hơn.
Ông Đỗ Duy Thường, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam: Dự thảo nên chọn một số mục tiêu ưu tiên
Cơ bản nhất trí với những nhận định, đánh giá trong dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ TP khóa XIV trình Đại hội đại biểu lần thứ XV, song tôi đề nghị cần đánh giá sâu hơn những mặt làm được và chưa làm được trong 5 năm qua. Việc đưa ra những nhận định chính xác trong thực hiện các nhiệm vụ, nhất là những lĩnh vực như quy hoạch, quản lý đô thị, bảo vệ môi trường, tăng cường kỷ cương kỷ luật công vụ sẽ giúp TP đưa ra các chỉ tiêu, nhiệm vụ ở nhiệm kỳ mới sát với yêu cầu thực tiễn hơn.
Trong mục 4 phần II phương hướng, nhiệm vụ và một số chỉ tiêu chủ yếu giai đoạn 2010-2015, dự thảo có đề ra 22 chỉ tiêu về tăng trưởng GDP, cơ cấu kinh tế, huy động vốn đầu tư xã hội, tỷ lệ lao động qua đào tạo, tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới... Theo tôi ngoài những mục tiêu tổng quát trên, chúng ta nên ưu tiên chọn một số mục tiêu chính, trong đó có ưu tiên phát triển hạ tầng đô thị. Đồng thời, nên thêm mục tiêu về phát triển, nâng cao đời sống vật chất cho nhân dân, nhất là tại các khu vực mở rộng. Có như vậy mới bảo đảm cho Thủ đô phát triển và tăng trưởng bền vững trong tương lai.
Bà Trần Bích Vân ở Tư Đình, Long Biên: Cần đề cập nhiều hơn vấn đề "tam nông"
Trong chiến lược phát triển của Hà Nội những năm tới cần bảo đảm sự phát triển hài hòa, đồng bộ giữa nông thôn, thành thị, khu vùng đồi và có các chính sách thích hợp để thu hẹp khoảng cách giữa các vùng.
Mục V của dự thảo có đề cập tới xây dựng nông thôn mới nhưng chưa thật sự chú trọng tới vấn đề "tam nông". Thiết nghĩ, muốn xây dựng thành công mô hình nông thôn mới và mục tiêu 40% số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2015 thì chúng ta cần có các giải pháp đồng bộ. Trước tiên là nông nghiệp, TP cần đầu tư ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật để phát triển sản xuất, dịch vụ, đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế trang trại... để tăng hiệu quả kinh tế và bảo đảm yếu tố vệ sinh môi trường. Về vấn đề nông thôn, dự thảo cần bổ sung nội dung quy hoạch tổng thể nông thôn Hà Nội, đây là việc làm cần kíp vì với tốc độ đô thị hóa nhanh như hiện nay nếu không làm sớm TP sẽ phải đối mặt với hàng loạt vấn đề, trong đó có việc bảo vệ "hành lang xanh" của Thủ đô. TP cũng cần ưu tiên cải thiện hệ thống đường giao thông, điện, nước sinh hoạt và tưới tiêu cho khu vực này. Cuối cùng là vấn đề nông dân - những người trực tiếp sinh sống và lao động tại khu vực nông thôn. Dự thảo cần đề cập rõ tới việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đối tượng này. Quan trọng hơn, cần có định hướng về đào tạo nghề gắn với phát triển sản xuất hàng hóa để tăng thu nhập cho người dân. Đồng thời cần có chính sách hỗ trợ giáo dục, đào tạo nghề đối với người lao động những vùng bị thu hẹp đất sản xuất...
Ông Nguyễn Văn Linh, xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm: Nên tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát của Đảng
Tôi rất đồng tình với dự thảo khi đưa ra nhận định công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, củng cố hệ thống chính trị trên địa bàn TP nhiệm kỳ qua chuyển biến chưa đồng bộ. Vai trò hạt nhân chính trị, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của một số cấp ủy và một bộ phận đảng viên còn yếu. Công tác kiểm tra, quản lý, phân công nhiệm vụ cho đảng viên ở cơ sở còn hạn chế, kỷ cương kỷ luật chưa nghiêm.
Để khắc phục những vấn đề trên, dự thảo cần đặc biệt nhấn mạnh tới vai trò giám sát, kiểm tra của Đảng, nhất là công tác giám sát. Người xưa vẫn nói "phòng bệnh hơn chữa bệnh", vì vậy đảng bộ các cấp cần tiến hành các đợt kiểm tra, giám sát theo chuyên đề, kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên ngay từ khi có dấu hiệu vi phạm. Việc kiểm tra giám sát cũng nên tập trung vào các nội dung thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, đoàn kết nội bộ, công tác giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo...
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.