(HNMO) - Tối 14/11, hàng trăm người đã đổ về sân Mỹ Đình (Nam Từ Liêm, Hà Nội) để chứng kiến
|
Siêu trăng tròn và sáng nhất vào lúc 20h52 (giờ Việt Nam). Vào thời điểm này, mặt trăng sẽ lớn hơn 14% và sáng hơn 30% so với trăng tròn thông thường. |
|
Hàng trăm bạn trẻ và những người yêu thích thiên văn có mặt tại sân Mỹ Đình để được tận mắt chứng kiến hiện tượng thiên nhiên kỳ thú. |
|
Kính thiên văn là lựa chọn tối ưu để quan sát "siêu trăng" lớn nhất trong vòng gần 70 năm trở lại đây. |
|
Thời tiết Hà Nội tối 14/11 khá thuận lợi để theo dõi "siêu trăng". Tuy nhiên, do trời nhiều mây nên đôi lúc "siêu trăng" trở nên khá khó nhìn, đặc biệt với những người chỉ quan sát bằng mắt thường. |
|
Với những người không có đủ điều kiện sắm kính thiên văn, điện thoại cũng là lựa chọn không tệ để quan sát "siêu trăng". |
|
Nhiều bạn trẻ thích thú cho biết đây là lần đầu tiên được chứng kiến hiện tượng kỳ lạ này, trong khi một số lại tỏ vẻ tiếc nuối vì trăng sáng nhưng...hơi bé. |
|
Nhiều gia đình cũng đưa con nhỏ tới ngắm "siêu trăng". |
|
Cũng có mặt tại sân Mỹ Đình vào thời điểm diễn ra "siêu trăng", Hiệp hội Thiên văn nghiệp dư Hà Nội đã mang theo ba ống kính thiên văn để tất cả mọi người có cơ hội được chiêm ngưỡng hiện tượng thiên nhiên hiếm gặp này. |
|
Nhiều người tranh thủ dùng điện thoại chụp lại hình ảnh "siêu trăng" hiển thị dưới kính thiên văn. |
|
Với những bạn trẻ đam mê nhiếp ảnh, đây là cơ hội không thể bỏ lỡ nếu muốn lưu lại những hình ảnh đẹp của "siêu trăng". |
|
"Siêu trăng" xuất hiện khi mặt trăng ở cận địa (điểm gần trái đất nhất) theo quỹ đạo hình elip. Lần cuối cùng hiện tượng này xuất hiện là vào năm 1948. |