Theo dõi Báo Hànộimới trên

Giám đốc VFC Đỗ Thanh Hải: “Không đầu tư cào bằng”

Hoàng Giang Sơn| 31/01/2010 07:25

(HNM) - Phim truyền hình đang


- Có sự chênh lệch đáng kể giữa mức cátsê và mức đầu tư làm phim giữa các hãng phim tư nhân và Nhà nước và việc đầu tư dĩ nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng phim. Vậy VFC đã có sự điều chỉnh nào để cân bằng hơn?

Đạo diễn Đỗ Thanh Hải tại trường quay.


- Đúng là hiện nay, các hãng phim tư nhân đang trả thù lao cho đội ngũ sáng tác cao hơn VFC và một số hãng phim Nhà nước. Chúng tôi hiểu câu chuyện "cơm áo gạo tiền" với nghệ sỹ nên phải cố gắng điều chỉnh, chưa thể bằng thì cũng gần bằng. Nhưng như trên đã đề cập, VFC cần có những đầu tư để phát triển lâu dài, vẫn phải là nơi nâng đỡ và đem đến những cơ hội đầu tiên cho các đạo diễn, quay phim trẻ khi họ mới ra trường, chấp nhận trả lương để họ tích lũy thêm kinh nghiệm và trưởng thành sau này. Đối với các hãng phim tư nhân, họ luôn biết cách "ăn sẵn", chỉ tìm kiếm những người đã thành danh từ các nôi đào tạo như VFC để mời cộng tác với mức nhuận bút cao. Đó cũng là thực tế không công bằng mà chúng tôi phải chấp nhận.

- Khi nào chênh lệch giữa tư nhân và Nhà nước không quá lớn như hiện nay, khoảng cách thù lao cho người làm nghề giữa hai khu vực này được rút ngắn thì người làm có thể không phải lựa chọn giữa việc làm phim cho Nhà nước hoặc tư nhân nữa. Làm sao để có chế độ đãi ngộ thỏa đáng cho những người làm nghề khi họ làm ra tác phẩm có chất lượng, đem lại hiệu quả kinh tế cho "nhà đài"?

- VFC đã có những điều chỉnh mức kinh phí làm phim, dù chưa triệt để nhưng là cách để góp phần khuyến khích những người làm ra những bộ phim chất lượng. Ngoài nhuận bút chi trả lúc ban đầu theo dự toán, nếu sau khi dựng, thấy phim chất lượng tốt thì nâng phần trăm nhuận bút hay có chế độ thưởng cho êkíp sáng tác. Chúng tôi rất mong sau khi phim phát sóng, có phản hồi tốt thì đoàn phim được trích thưởng thêm. Tuy vậy, tôi luôn tin là những người sáng tác không làm phim chỉ vì thưởng, mà trước hết là họ mong muốn thực hiện được những bộ phim có giá trị, tạo ra những ảnh hưởng tích cực trong xã hội. Ngoài ra, chúng tôi cũng mong việc đánh giá bộ phim cần có sự khách quan và đề cao giá trị thực sự để khích lệ những người làm nghề, chứ hiện nay tôi thấy việc lạm dụng các thủ thuật "PR" của một số đơn vị làm phim đang tạo ra các giá trị ảo, đôi khi gây ra những ngộ nhận về tài năng chưa xứng tầm.

- Sự chênh lệch thù lao hay chế độ đãi ngộ dễ khiến những người làm phim cho đơn vị Nhà nước có sự so sánh với tư nhân. Nghe nói, một số người trong đoàn phim "Bí thư Tỉnh ủy" (50 tập) phản ứng vì chế độ ăn trưa của đoàn phim quá hẻo, nghe đâu bữa ăn cho 30 người nhưng chỉ được chi 200.000 đồng, mà lại nhờ người địa phương nấu. Nếu không giải quyết rốt ráo về vấn đề quyền lợi của những người làm phim thì ắt hẳn chúng ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng phim...

- Thông tin này cũng cần phải kiểm chứng vì trong đoàn phim có người giám sát sản xuất và trợ lý chủ nhiệm luôn trực tiếp chi trả việc ăn uống theo quy định... Với phim "Bí thư Tỉnh ủy", đề tài nông thôn, địa điểm quay ở những chỗ không đầy đủ tiện nghi sinh hoạt (vì phải chọn địa điểm phù hợp không khí bối cảnh những năm chiến tranh nghèo khổ), việc tổ chức ăn uống chắc chắn không thể so sánh với những chỗ sẵn có nhà hàng phục vụ. Giả sử có thông tin như vậy, chúng tôi sẽ yêu cầu đoàn phim giải thích rõ ràng và dựa trên đặc thù làm phim để phân tích, làm sao vừa bảo đảm đời sống anh em khi làm việc, vừa tránh gây cho kíp làm phim sự chán nản. Nếu không thì không ai dám nhận những đề tài khó và làm phim trong điều kiện vất vả như vậy nữa.

- Nhưng ở VFC thì chủ nhiệm phim ngồi nhà, còn đạo diễn ôm tiền ra trường quay. Hãng phim gần như khoán cho đạo diễn ngần ấy tiền làm trong ngần ấy ngày. Có khi đạo diễn khoán cho "bầu" diễn viên chi trả thù lao. Vậy làm sao để việc chi trả minh bạch, công bằng và đạo diễn sao có thể toàn tâm, toàn lực để chỉ đạo diễn xuất?

- Trước đây khi làm phim ngắn tập thì đoàn phim thường đề nghị được khoán chi phí cho kíp sản xuất vì kinh phí sản xuất thấp và theo cùng một mức dự toán, đôi khi phải linh hoạt điều chỉnh theo thực tế. Hiện nay, chúng tôi chủ yếu làm phim dài tập nên phải thay đổi cách quản lý sản xuất cho phù hợp. Chúng tôi không đầu tư cào bằng mà căn cứ vào kịch bản phân cảnh của mỗi phim và những điều kiện sản xuất khác để đầu tư hợp lý.

Mỗi đoàn phim có 2 người đảm nhận vị trí chủ nhiệm nên một người bắt buộc phải có mặt ở hiện trường, còn người thứ hai không nhất thiết lúc nào cũng phải ở đó. Vài năm gần đây, chúng ta bắt đầu tổ chức các đoàn phim dài tập, làm việc trong thời gian 5-6 tháng, thậm chí cả năm trời nên không thể nói đã kịp hoàn thiện việc tổ chức sản xuất, xác định đầy đủ các vị trí cần thiết trong đoàn phim và cách thức quản lý sản xuất. Đoàn phim phía Bắc hiện chỉ khoảng hơn 20 người nên một vị trí trong đoàn phim phải kiêm nhiệm nhiều việc. Vì vậy, vẫn phải vừa làm vừa điều chỉnh, dựa trên thực tế và điều kiện làm phim ở Việt Nam, khi cần thì có thể khoán, khi đã đủ kiểm soát và có đầy đủ các vị trí chuyên môn thì áp dụng cách tổ chức sản xuất khác.

- Xin cảm ơn đạo diễn và mong phim của VFC luôn được yêu mến!

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Giám đốc VFC Đỗ Thanh Hải: “Không đầu tư cào bằng”

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.