(HNMO) – Sáng 25/8, UBND quận Ba Đình, TP Hà Nội đã tổ chức lễ gắn biển công trình tu bổ, tôn tạo đền Voi Phục – Thủ Lệ, chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Huy Tưởng đã đến dự lễ gắn biển và dâng hương tại đền.
(HNMO) – Sáng 25/8, UBND quận Ba Đình, TP Hà Nội đã tổ chức lễ gắn biển công trình tu bổ, tôn tạo đền Voi Phục – Thủ Lệ, chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Huy Tưởng đã đến dự lễ gắn biển và dâng hương tại đền.
Ông Đỗ Viết Bình – Phó Chủ tịch UBND quận Ba Đình cho biết: Theo chú thích bản đồ Hồng Đức Thành Thăng Long thời hậu Lê, đền Voi Phục ở cửa Tây, một trong tứ trấn Thăng Long là một điểm di tích có liên quan trực tiếp đến Hoàng Thành Thăng Long nằm trong khu vực kinh thành. Đền là nơi phụng thờ vị phúc thần có công dẹp giặc ngoại xâm bảo vệ chủ quyền dân tộc đó là vị hoàng tử con vua Lý Thái Tôn, vị thần có lai lịch và sự tích vừa mang ý nghĩa thực tế vừa mang đậm màu sắc huyền thoại; thần Linh Lang đã được các triều đại từ thời Lý, Trần, Lê… phong là thượng đẳng phúc thần, là tứ trấn Thăng Long.
Di tích đền Voi Phục hiện còn bảo tồn khối kiến trúc vật chất và bộ sưu tập di vật văn hóa nhiều về số lượng và đa dạng về chủng loại. Các công trình kiến trúc của đền đã trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa nhưng những vật liệu cổ như gạch Bát Tràng, tường xây, lát nền, bó vỉa bằng những phiến đá xanh được nhân dân giữ gìn, bảo tồn cẩn thận các di vật từ thế kỷ 19 như: Long Ngài, bài vị kiều rước, cuốn thư, hoàng phi câu đối.
Tuy nhiên, trải qua thăng trầm của lịch sử, biến đổi của thời gian, các cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc, di tích đền Voi Phục đã bị xuống cấp. Theo đó, để góp phần thiết thực chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, UBND TP đã giao cho UBND quận Ba Đình làm chủ đầu tư thực hiện Dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử đền Voi Phục với những công việc như: Dựng lại diện mạo, làm nổi bật những nét vốn có của công trình, trên cơ sở đó khôi phục và phát huy giá trị lịch sử văn hóa của quần thể di tích; Quy hoạch lại tổng thể hạ tầng kỹ thuật, sân vườn, tường rào, cây xanh; Tôn tạo lại nhà mẫu; Tôn tạo lại nhà quản Tượng; Xây mới nhà vệ sinh; Tu bổ giếng Ngọc, Miếu tả, Miếu hữu; Cải tạo hệ thống điện, cấp thoát nước; Phòng chống mối mọt cho công trình; Phòng cháy chữa cháy… Tổng mức đầu tư toàn bộ công trình là 18,46 tỷ đồng.
Sau một năm thi công, đến nay toàn bộ dự án đã hoàn thành, đảm bảo chất lượng công trình đúng tiến độ, kỹ mỹ thuật, tôn tạo nguyên gốc các hạng mục theo Luật Di sản, Luật xây dựng và các quy định của nhà nước. Theo đó, công trình đã được TP thẩm định và quyết định gắn biển kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.
Phát biểu tại buổi lễ gắn biển, ông Nguyễn Huy Tưởng – Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết: trên địa bàn Thủ đô hiện tập trung khoảng 5.845 di tích văn hóa – lịch sử, trong đó có những di tích quan trọng như Thành Cổ Loa, đền Ngọc Sơn, Tứ trấn Thăng Long; Khu Hoàng Thành Thăng Long còn được công nhận là di sản văn hóa thế giới. Hàng năm TP Hà Nội đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng để tu bổ, tôn tạo các di tích cũ và xây dựng các công trình mới như: Bảo tàng Hà Nội, Công viên Hòa Bình, Rạp Đại
Đáng chú ý, thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, trân trọng các giá trị văn hóa, lịch sử, UBND TP Hà Nội đã giao cho UBND quận Ba Đình làm chủ đầu tư công trình tu bổ, tôn tạo đền Voi Phục – nơi gắn với sự ra đời của kinh đô Thăng Long thời Lý… để giữ gìn một di tích cấp quốc gia cho muôn đời con cháu mai sau. Công trình tu bổ, tôn tạo đền Voi Phục đến nay đã hoàn thành là nhịp cầu nối không gian lễ hội đến với Đại lễ 1000 năm Thăng Long. Trong niềm vui, xúc động ngày gắn biển, Phó Chủ tịch cũng không quên nhắc nhở UBND quận Ba Đình, phường Ngọc Khánh có trách nhiệm chăm lo, bảo tồn di tích, giữ gìn hiện vật tại đền Voi Phục để đây luôn là địa điểm tín ngưỡng, văn hóa, lịch sử tự hào của nhân dân Thủ đô và cả nước.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.