Theo dõi Báo Hànộimới trên

Định kiến sai lầm và những điều chưa biết

Tùng Linh| 12/11/2012 05:19

(HNM) - Theo thống kê của Hiệp hội Đái tháo đường (ĐTĐ) quốc tế, năm 2011 có 366 triệu người trưởng thành trên thế giới được chẩn đoán là ĐTĐ, trong đó có 183 triệu người bị bệnh nhưng chưa được chẩn đoán, hàng năm có 4,6 triệu người tử vong.


Đây là căn bệnh diễn tiến âm thầm nhưng gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Đáng lo ngại là hiện nay có 280 triệu người trưởng thành có nguy cơ bị ĐTĐ hay còn gọi là tiền ĐTĐ. Những con số trên sẽ tiếp tục gia tăng nếu việc truyền thông giáo dục cộng đồng không được đẩy mạnh để giúp người dân hiểu đúng, từ đó chủ động phòng ngừa và quản lý ĐTĐ hiệu quả, khoa học.


Hội thảo Dinh dưỡng cho người đái tháo đường và tiền đái tháo đường.

Hiểu để chủ động phòng ngừa

Theo Tổng thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam, Tiến sĩ - bác sĩ Từ Ngữ, hiện nay, người dân nước ta đã quan tâm thay vì trước đây chỉ quan tâm đến ĐTĐ khi đã mắc bệnh, nhưng không phải ai cũng hiểu đúng về ĐTĐ. Thậm chí còn có những nhận định chưa chuẩn xác về ĐTĐ như ăn quá nhiều đường gây ra ĐTĐ, chỉ có người lớn tuổi mới mắc ĐTĐ, bệnh nhân ĐTĐ khi thấy cơ thể khỏe khoắn thì có thể yên tâm ăn uống tự do và không cần tiếp tục dùng thuốc…

Tiến sĩ - bác sĩ Từ Ngữ còn cho biết tình hình ĐTĐ tại Việt Nam ngày càng nặng nề khi số lượng người mắc bệnh và tỷ lệ người trẻ mắc bệnh tăng nhanh đáng kể, thậm chí có những người mới ở độ tuổi 30. Hiện nay, tỷ lệ mắc ĐTĐ trên toàn quốc là 4,9%, con số này tăng gấp đôi so với thời điểm 10 năm trước đây. Riêng tại TP Hồ Chí Minh, tỷ lệ mắc ĐTĐ là 7,2%, cao hơn rất nhiều so với mức trung bình. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Trước hết là số lượng người thừa cân, béo phì tăng nhanh do chế độ ăn nặng về công nghiệp; dinh dưỡng không hợp lý. Số lượng người thừa cân, béo phì là 16,3%. Trong đó, tỷ lệ người thừa cân, béo phì trong số 16,3% mắc ĐTĐ là rất cao.

Trước thực tế đó, để giúp cộng đồng có những hiểu biết đúng đắn về cách phòng và quản lý bệnh ĐTĐ, tháng 11-2012, hưởng ứng Ngày Thế giới phòng chống ĐTĐ (14-11), nhãn hàng Glucerna (Abbott Hoa Kỳ) phối hợp với Hội Dinh dưỡng Việt Nam đã tổ chức chương trình "Vai trò của dinh dưỡng trong kiểm soát đường huyết và giảm biến chứng cho người ĐTĐ và tiền ĐTĐ" với sự tham gia tư vấn của nhiều chuyên gia hàng đầu về nội tiết, ĐTĐ cùng hơn 3.000 người mắc bệnh ĐTĐ và tiền ĐTĐ tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Dinh dưỡng là then chốt


Tiến sĩ - bác sĩ Từ Ngữ khuyến cáo, có 4 cách để quản lý ĐTĐ gồm chế độ ăn uống hợp lý, tăng cường vận động hợp lý, điều trị bằng thuốc và vai trò chủ động quản lý bệnh của bệnh nhân, trong đó dinh dưỡng là một yếu tố then chốt.

Một khi đã mắc ĐTĐ, không được để dinh dưỡng trở thành một vấn đề làm ta "stress", tức là ăn gì cũng sợ làm tăng/giảm đường huyết, kiêng khem gắt gao. Phải chủ động tìm hiểu để có chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, luôn giúp ổn định đường huyết và đủ chất. Quan tâm đến chỉ số đường huyết của thực phẩm (GI: chỉ số đường huyết), với chỉ số GI phù hợp giúp không làm tăng glucose trong máu và cũng không làm hạ glucose khi xa bữa ăn. Ưu tiên ăn thức ăn thô, không qua chế biến. Có thể kết hợp thêm bữa ăn phụ để quản lý dinh dưỡng ĐTĐ tốt hơn. Không ăn mặn hay nhiều dầu mỡ. Riêng về "mỡ", ông cho biết thêm: "Tổng lượng mỡ ăn vào cơ thể không quan trọng bằng chất lượng của các loại lipid tiêu thụ. Đặc biệt, chúng ta là người Việt Nam, nên chế độ ăn uống cũng không thể lên thực đơn như phương Tây, mà cần phải ăn uống phù hợp với phong tục tập quán vốn có của người Việt".

Glucerna - dinh dưỡng đặc biệt cho người ĐTĐ và tiền ĐTĐ với hệ Triple Care tiên tiến 3 tác động mới giúp bình ổn đường huyết (với hệ đường phóng thích chậm Sucromalt, Fibersol và Chromium Picolinate), tốt cho hệ tim mạch (giàu MUFA và Omega 3) và kiểm soát cân nặng và vòng eo (chứa Carbonhydrates giải phóng chậm, chất xơ FOS và giàu protein).
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Định kiến sai lầm và những điều chưa biết

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.