(HNM) - Chị Lan (ở Thụy Khuê, Hà Nội) có con gái đang học THCS. Ở cái tuổi
Hai vợ chồng lo lắm, bèn phân công nhau, mẹ lập nick facebook ảo để kết bạn với con, bố cài định vị vào điện thoại di động của con để theo dõi... "Hiệu quả" thật tức thời, cô "con gái rượu" kết bạn trên facebook với ai, trao đổi những gì... đều nằm trong tầm kiểm soát của hai vợ chồng.
Tuần vừa rồi, đi làm về, chị Lan thấy con gái ngồi sụt sịt:
- Lịch học chính, học thêm của con, bố mẹ đều nắm được. Ngoài thời gian ở trường, con đều ở nhà, thỉnh thoảng con mới vào facebook xem bạn bè có nhắn nhủ gì không. Con biết bố mẹ theo dõi con từ lâu rồi. Bố mẹ không tin tưởng, con buồn lắm.
Ngồi xuống cùng con, chị Lan nhỏ nhẹ phân tích:
- Không phải bố mẹ không tin tưởng con mà xã hội bây giờ rất phức tạp, con còn nhỏ. Con biết đấy, nhiều bạn cùng lứa tuổi con do không được bố mẹ quan tâm để can thiệp kịp thời nên dễ gặp sự cố không hay. Bố mẹ làm vậy cũng vì lo lắng cho con…
Con bé suy nghĩ một hồi, có vẻ hiểu ra nhưng vẫn ấm ức:
- Con biết thế, nhưng con lớn rồi, cũng cần có sự riêng tư chứ. Vả lại, nếu biết, các bạn sẽ cười…
Câu chuyện dạy con của gia đình chị Lan không phải cá biệt, nhất là trong thời buổi hiện nay. Tuy vậy, nhiều khi biện pháp không khéo lại lợi bất cập hại, thậm chí phản tác dụng. Bởi lẽ, không ít cháu sẽ cảm thấy bị tổn thương, dẫn tới tự cô lập với bố mẹ, thậm chí có tâm lý phản kháng. Vả lại, điều quan trọng nhất đối với sự trưởng thành của trẻ chính là sự sát sao, giáo dục chu đáo của người làm cha làm mẹ. Hãy là người bạn tâm tình, tin tưởng của con trẻ... Nếu không, mọi sự giám sát, kể cả dùng công nghệ cao đến đâu chăng nữa cũng sẽ đều chẳng đạt được hiệu quả tích cực
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.