Sáng 2-11, bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung có cuộc trao đổi với báo chí quanh đề xuất của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, các đại biểu Quốc hội về việc dừng thực hiện khoản 2 Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội về cách tính lương hưu từ 1-1-2018.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, Bộ LĐ-TB&XH đã báo cáo Chính phủ vấn đề này, trong đó có phương án hoãn lộ trình thực hiện khoản 2, điều 56 đến năm 2022. Cụ thể, theo cách tính lương hưu tại khoản 2, Điều 56, Luật BHXH thì nhiều lao động nữ nghỉ hưu trong năm 2018 sẽ hưởng lương hưu thấp hơn hẳn so với người có cùng thời gian đóng BHXH nghỉ hưu năm 2017 (lên đến 10%).
“Nội dung này tôi đã phát biểu tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội bàn về bình đẳng giới (tháng 9-2017), phiên họp của Ủy ban Các vấn đề xã hội… Từ đó đến nay, Bộ LĐ-TB&XH đã chỉ đạo đánh giá tác động, thống kê để xem cái gì được, cái gì chưa được. Mục tiêu là tiến tới cái tốt cho phụ nữ, tuy nhiên vừa qua chưa đạt được mong muốn vì chưa kéo dài được tuổi lao động của nữ, mặc dù chưa giải quyết được nhưng chúng tôi sẽ không để cho phụ nữ thiệt thòi” – Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh.
Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, số liệu thống kê, tính đến ngày 1-1-2018, sẽ có khoảng 110.000 lao động nghỉ hưu trong đó có khoảng 50.000 lao động nữ và 60.000 lao động nam.
Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung. |
Theo cách tính của khoản 2, điều 56 Luật BHXH thì nam thiệt ít hơn vì nam có lộ trình 5 năm, còn nữ thì tính ngay. Vì vậy, trong 50.000 lao động nữ nghỉ hưu sẽ có khoảng 21.000 người bị thiệt, trong số đó có khoảng 4.000 lao động nữ thiệt nhiều nhất khoảng từ 5-10% lương hưu.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, Bộ LĐ-TB&XH là đơn vị đề xuất Luật BHXH vì vậy sẽ có trách nhiệm tham mưu cho Chính phủ tính toán các giải pháp về việc dừng thực hiện khoản 2, điều 56, Luật BHXH.
Trong đó, các giải pháp phải đảm bảo các nguyên tắc: Không để lao động nữ thiệt thòi; thực hiện có lộ trình; đảm bảo có đóng (BHXH) có hưởng; tạo điều kiện cho quỹ BHXH ổn định và phát triển bền vững, không tạo ra những bức xúc trong xã hội.
“Vấn đề này Chính phủ phải thảo luận, Thủ tướng Chính phủ phải cho ý kiến sau đó mới trình Quốc hội, hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua thì mới thực hiện” – Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định.
BHYT nên có mệnh giá, nên ưu tiên người nghèo được hưởng mệnh giá cao nhất Trao đổi với phóng viên bên lề Quốc hội, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) cho biết, hiện nay, đang có sự xung đột rõ rệt và mạnh mẽ giữa Y tế và Bảo hiểm Y tế (BHYT) bởi theo chức năng của từng đơn vị thì ngành y tế cần có kinh phí để khám chữa bệnh cho bệnh nhân, còn BHYT thì phải cố gắng giữ tiền, không được để “vỡ quỹ”.
|
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.