Theo dõi Báo Hànộimới trên

“Cuộc chiến” chưa có hồi kết

Kim Phượng| 07/12/2012 06:01

(HNM) - Một đường dây hối lộ cấp chính phủ vừa


Trong số những nghi phạm đang bị điều tra có bà Rosemary de Noronha, từng là người đứng đầu Văn phòng Chính phủ tại Sao Paulo từ năm 2005 và là thư ký riêng của cựu Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva. Một quan chức khác là Thứ trưởng Tư pháp Jose Weber Holanda. Hai người bị cáo buộc gây ảnh hưởng chính trị để trục lợi, gian lận và tham nhũng. Tổng thống Brazil Dilma Rousseff đã ra lệnh cách chức các quan chức trên sau khi họ thừa nhận có dính líu vào đường dây bán phiếu bầu. Hành động mạnh tay của bà D.Rousseff cho thấy quyết tâm làm trong sạch bộ máy chính phủ quốc gia Nam Mỹ này. Hiện cuộc điều tra đang được mở rộng sang nhiều bộ, ngành khác, trong đó có cả Bộ Giáo dục. Hàng chục người khác cũng đang bị cảnh sát liên bang "sờ gáy".

Bê bối hối lộ trên xảy ra trong bối cảnh tòa án Brazil vừa xét xử vụ tham nhũng lớn nhất nước này và ra phán quyết bỏ tù một số trợ lý thân cận của cựu Tổng thống Lula. Vụ xét xử được báo chí sở tại gọi là "phiên tòa thế kỷ" diễn ra hồi tháng 8 vừa qua, 38 bị cáo gồm một số cựu bộ trưởng, nhà lập pháp, doanh nhân và nhân viên ngân hàng bị cáo buộc có hành vi mua phiếu bầu tại Quốc hội từ năm 2002 đến 2005. Những nhân vật chóp bu có thể kể đến là cựu Chánh văn phòng nội các Jose Dirceu, cựu Bộ trưởng Thông tin Liên lạc Luiz Gushiken, cựu Bộ trưởng Giao thông vận tải Anderson Adauto cùng hàng chục nhà lập pháp trong liên minh cầm quyền của cựu Tổng thống Lula. Vụ án mang tên "Mensalao" (những khoản đút lót hằng tháng) đã gây rúng động và thu hút sự quan tâm đặc biệt trên toàn đất nước Brazil. Vụ bê bối đã ảnh hưởng nặng nề đến đảng Công nhân cầm quyền và ông Lula, vẫn đang là một chính trị gia có tầm ảnh hưởng lớn tại Brazil dù ông không còn cầm quyền.

Thực tế, ở Brazil tham nhũng không chỉ là quốc nạn mà còn là một vấn đề chính trị nghiêm trọng trong nhiều năm qua. Ngay từ đầu nhiệm kỳ thứ hai của ông Lula da Silva, bê bối tham nhũng đã bùng phát thành "dịch" với việc hàng loạt nghị sĩ thuộc các đảng phái khác nhau trong Quốc hội nhận tiền "trợ cấp" hằng tháng của đảng Công nhân để duy trì liên minh cầm quyền. Theo số liệu năm 2010 của Tổ chức liên kết công đoàn lớn nhất Brazil FIESP, tổng số tiền tham nhũng tại các cơ quan nhà nước của Brazil đã lên tới 69,1 tỷ real (gần 28 tỷ USD). Vì vậy, lên nắm quyền gần hai năm, Tổng thống D.Rousseff đã quyết theo đuổi chính sách "bàn tay sắt" chống tham nhũng và cho đây là công việc "dọn dẹp", cần thực hiện hằng ngày để có môi trường trong sạch. Bà đã cách chức, sa thải năm bộ trưởng trong chính phủ và ra lệnh xét xử hàng loạt nhân vật cộm cán trong nhiều lĩnh vực khác, sau khi những thông tin tố cáo hành vi tham nhũng của họ được kiểm chứng.

Không khoan nhượng với tham nhũng khiến uy tín của bà D.Rousseff và đảng Lao động cầm quyền đang ngày một tăng cao. Tuy nhiên, tệ nạn tham nhũng không phải của riêng quốc gia nào. Trong một hệ thống "thỏa thuận hậu trường" khó nhận biết thì khám phá các đường dây tham nhũng là không dễ dàng. Do đó, công cuộc bài trừ quốc nạn của đương kim Tổng thống Brazil D.Rousseff sẽ không thể sớm kết thúc.

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
“Cuộc chiến” chưa có hồi kết

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.