(HNMO)- Mục đích đào tạo tin học cho các hiệp hội quỹ tín dụng cơ sở là một chủ trương đúng đắn, tuy nhiên một số thành viên trong Công ty TNHH một thành viên phát triển Công nghệ tin học (viết tắt là Cty Tin học) lại “rút ruột” hàng trăm triệu đồng từ nguồn vốn của dự án. Hàng loạt chứng từ khống với số tiền 400 triệu đồng; hai loại sổ sách kế toán cùng song song hoạt động chỉ là hai trong số rất nhiều những sai phạm bị phát giác.
(HNMO)- Mục đích đào tạo tin học cho các hiệp hội quỹ tín dụng cơ sở là một chủ trương đúng đắn, tuy nhiên một số thành viên trong Công ty TNHH một thành viên phát triển Công nghệ tin học (viết tắt là Cty Tin học) lại “rút ruột” hàng trăm triệu đồng từ nguồn vốn của dự án. Hàng loạt chứng từ khống với số tiền 400 triệu đồng; hai loại sổ sách kế toán cùng song song hoạt động chỉ là hai trong số rất nhiều những sai phạm bị phát giác.
Theo lá đơn tố cáo, Cty Tin học do ôngPhạm Xuân Trà làm giám đốc đã có rất nhiều sai phạm về quản lý. Do Cty Tin học trực thuộc Hiệp hội Quỹtín dụng Việt Nam (HHQTDVN), đồng thời để làm sáng tỏ về những sai phạm trong quá trình hoạt động triển khai dự án, nên HHQTDVN đã có các cuộc thanh kiểm tra. Và sau hai lần Hiệp hội kiểm tra đã phát hiện rất nhiều sai phạm. Cụ thể, tại biên bản kiểm tra của HHQTDVN ngày 25/6/2009 đã cho thấy, Cty Tin học đã lập khống toàn bộ chứng từ vay tiền ngày 24/8/2008 với số tiền 400 triệu đồng trả ngày 24/1/2009. Hơn nữa, trong đợt kiểm tra này, HHQTDVN cũng phát hiện Cty có riêng hai loại sổ sách kế toán. Một cái dùng để báo cáo Nhà nước, một cái khác để…theo dõi nội bộ.
Về nguồn gốc của Cty tin học, đơn vị được thành lập và bắt đầu từ hoạt động từ tháng 8 năm 2008, đồng thời cũng được Hiệp hội chuyển số tiền hơn 591 triệu đồng để thực hiện tiếp việc tham gia dự án tin học DID kèm với quỹ tài trợ tin học của DID là 30.000USD.
Tuy nhiên, tính từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2009, Cty đã xuất hóa đơn thanh toán số tiền là hơn 1 tỷ đồng. Số tiền này cao hơn rất nhiều so với số tiền thực tế của 3 khóa học đào tạo về dự án này bởi chi phí thực chỉ có hơn 821 triệu đồng. Vậy số tiền 285.600.000 đồng trong tổng số 1 tỷ đồng đã bị “dôi ra” khi lập chứng từ khống này. Ban kiểm tra Hiệp hội nhận định “Cty đã diễn giải về việc xuất hóa đơn này rất khó hiểu và không rõ ràng” (trong biên bản kiểm tra – PV).
Không chỉ khó hiểu về nguồn gốc những chứng từ, hóa đơn, sự lắt léo này cũng còn thể hiện giữa hợp đồng giữa công ty này với Cty cổ phần Việt Nam Vàng. Với mục đích chỉnh sửa phần mềm của dự án này cho “phù hợp hơn, rẻ hơn” và “hô biến” tiếp gần 246 triệu đồng.
Kiểm tra sơ bộ về hợp đồng mới thấy hết tính tùy tiện của lãnh đạo Cty Tin học, tại thời điểm giao kết, hợp đồng kinh tế vô hiệu khi người ký hợp đồng giao kết chỉ là phó Giám đốc của Cty CP Việt Nam Vàng nhưng lại không có… văn bản ủy quyền; Điều khoản thì đòi thanh toán bằng ngoại tệ nhưng Cty xuất tiền lúc ngoại tệ, lúc bằng tiền VNĐ; và hơn nữa, Cty CP Việt Nam Vàng không hề có hồ sơ pháp lý công ty, không đủ điều kiện để ký kết hợp đồng với Cty Tin học… Mặt khác, trưởng ban kiểm tra đã đề nghị Cty cung cấp phiên bản chương trình phần mềm bán lẻ trước khi sửa chữa để xem xét đánh giá thực tế nhưng Cty Tin học “không chịu” cung cấp.
Sau khi phát hiện những việc làm trên, nhằm “xốc” lại họat động của công ty cũng như chấn chỉnh, làm sáng tỏ những vi phạm có liên quan, lãnh đạo Hiệp Hội Quỹ Tín Dụng Việt Nam đã yêu cầu công ty phải có sự thay đổi và biện pháp giải quyết ngay.
Tuy nhiên sau khi đã diễn ra hai cuộc họp (ngày 4/9/2009 và ngày 29/10/2010) kiểm điểm trách nhiệm tập thể và cá nhân Cty Tin học vấn đề chính vẫn chưa được giải quyết.Mặc dù vậy, một thực tế rằng cho đến nay sau 2 năm hoạt động, quỹ của Cty Tin học chỉ còn hơn 386 triệu đồng trong tổng số quỹ 30.000 USD quỹ tài trợ tin học của dự án DID và 43.600 USD của quỹ phát triển tin học.
Theo kết luận của Chủ tịch HHQTDVN thì hoạt động của Cty Tin học đã không bảo toàn được vốn, thâm hụt cả vốn điều lệ. Những dấu hiệu sai phạm trên liệu có còn tiếp diễn? Ai là người phải chịu trách nhiệm đối với những sai phạm đó? Câu trả lời trên đang chờ sự vào cuộc của cơ quan chức năng để tránh gây tổn thất cho ngân sách nhà nước.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.