Theo dõi Báo Hànộimới trên

Chờ đợi làn gió mới

Thi Thi| 10/07/2010 09:05

(HNM) - Hai năm, sau khi Nghị quyết (NQ) 23 của Bộ Chính trị về

Nhiều đề án quan trọng đã và đang được triển khai nhằm thúc đẩy VHNT phát triển mạnh mẽ và đến gần với cuộc sống hơn. Ảnh: Bảo Kha


Mô hình cụ thể hóa nghị quyết
GS-TSKH Tô Ngọc Thanh, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam cho rằng: So với nhiều NQ khác, NQ 23 của Bộ Chính trị có bước triển khai nhanh chóng và khá đồng bộ. Ban Tuyên giáo TƯ đã nêu rõ thêm 6 nội dung thể hiện đánh giá trên, trong đó đáng chú ý là việc Chính phủ bổ sung ngay 30 tỷ đồng cho sáng tác, quảng bá tác phẩm VHNT năm 2010; và việc các bộ, ngành cùng nhau triển khai nhiều đề án quan trọng đã tạo đà thúc đẩy VHNT phát triển.

Cũng theo ý kiến của GS-TSKH Tô Ngọc Thanh, việc xây dựng 9 đề án VHNT của các đơn vị trong thời gian ngắn như vừa qua có thể xem như là một mô hình để cụ thể hóa các NQ của Đảng. Nhìn lại việc ra đời NQ 23 của Bộ Chính trị về "Tiếp tục xây dựng và phát triển VHNT trong thời kỳ mới" vào năm 2008, Chủ tịch UB toàn quốc Liên hiệp Các hội VHNT Việt Nam, họa sĩ Vũ Giáng Hương cho rằng, đó là một sự kiện lớn trong đời sống VHNT, ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý, sáng tác của văn nghệ sĩ. Nhưng để NQ hiện diện thiết thực trong đời sống, thì nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền thôi chưa đủ mà rất cần những cái nhìn có chiến lược và một kế hoạch đầu tư lâu dài. Các đề án về VHNT là những bước đi mở đầu tạo sức sống cho NQ và cũng là tạo ra những chuyển động nội tại của nền VHNT nước nhà.

Không quá khi nói như vậy, bởi những lĩnh vực mà các đề án này đề cập đã chạm đến gần như toàn bộ hệ chuyển động của đời sống VHNT. Đó là tiêu chuẩn, cơ chế lựa chọn, bố trí cán bộ lãnh đạo, quản lý lĩnh vực văn hóa, VHNT; chế độ, chính sách đối với hoạt động VHNT và văn nghệ sĩ; chế độ tài trợ đặt hàng đối với tác phẩm VHNT; nâng cấp, xây mới các công trình văn hóa ; thực hiện Luật Sở hữu trí tuệ đối với hoạt động văn hóa, VHNT; chính sách xuất bản, quảng bá các tác phẩm VHNT đến với công chúng…

Hai trong số 9 đề án trình Ban Bí thư TƯ đã được thông qua, các đề án còn lại trình Chính phủ cũng sẽ sớm được phê duyệt trong những tháng tới. Và như mong mỏi của văn nghệ sĩ, thì dù đã nhanh so với các NQ khác, nhưng các đề án VHNT vẫn cần triển khai ráo riết hơn để NQ 23 bước thêm một bước chắc chắn vào đời sống.

Cơ hội phát triển VHNT
 Bộ VH-TT&DL khẳng định: Việc rà soát, hoàn thiện, xây dựng hệ thống chế độ chính sách đối với các hoạt động VHNT và văn nghệ sĩ là bước đột phá, tạo nên những chuyển biến mang tính đồng bộ, để VHNT phát triển tương xứng với vai trò của mình trong sự nghiệp phát triển văn hóa của thời kỳ mới.

Rõ ràng, vì đời sống mà có đề án và đề án phải trả lại cho đời sống câu trả lời thiết thực. Có thể kể đến tình trạng tác phẩm mỹ thuật hưởng ứng một số cuộc vận động sáng tác được thực hiện vội vàng, thiếu chất lượng vì thiếu cơ chế lưu giữ, phát huy. Hay chế độ hỗ trợ các công trình nghiên cứu sưu tầm văn nghệ dân gian quá khiêm tốn và như trao đổi mới đây của nhà thơ Hữu Thỉnh thì tình trạng thị phần văn học Việt Nam bị co hẹp chưa từng có. "Một cuốn tiểu thuyết ở một đất nước hơn 80 triệu dân, chỉ có 300-500 cuốn mà bán vật vã. Rồi tình trạng nhà văn được trả nhuận bút bằng sách, giống như thời bao cấp trả lương bằng sản phẩm. Chưa bao giờ sách dịch lấn át như hiện nay (chiếm 65% thị phần sách)…

Nếu không có giải pháp đột phá đưa sách vào hệ thống thư viện các cấp, vào nhà trường thì chẳng bao lâu nữa truyền thống ham đọc sẽ không còn" - nhà thơ Hữu Thỉnh nói. Các đại biểu bổ sung thêm vào các đề án của Bộ VH-TT&DL vấn đề đào tạo chuyên gia về VHNT tại nước ngoài như trước đây ta đã từng làm, từng có nhằm tăng tính chuyên nghiệp cho hoạt động VHNT… Trong số 4 đề án mà Bộ VH-TT&DL thực hiện, có một đề án xây dựng kế hoạch nâng cấp, xây mới các công trình văn hóa (nhà hát, rạp chiếu phim, nhà triển lãm). Cũng là từ những nỗi bức xúc trong thực tế khi những nghệ sĩ âm nhạc giao hưởng Việt Nam phải thuê địa điểm biểu diễn; giới nhiếp ảnh từng triển lãm ảnh trong phòng triển lãm không đủ tiêu chuẩn về ánh sáng…

Rõ ràng đời sống VHNT đang đặt ra rất nhiều thách thức trên con đường phát triển. Trong bầu không khí cởi mở của VHNT những năm đổi mới, việc thực hiện các đề án này như đánh giá của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thì "không chỉ là trách nhiệm mà còn là cơ hội phát triển VHNT". Đó là một làn gió mới thực sự mà các văn nghệ sĩ đang rất trông chờ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Chờ đợi làn gió mới

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.