(HNMO) - Các quan chức hàng đầu châu Âu không đồng ý về việc liệu có xem xét thay đổi các điều khoản trả nợ đối với trái phiếu Hy Lạp hay không, một động thái mà một số chuyên gia nói là không thể tránh khỏi và những người khác cho là quá mạo hiểm với sự ổn định tài chính rộng lớn hơn của khu vực.
Jean-Claude Juncker, chủ tịch của nhóm 17 bộ trưởng tài chính khu vực đồng tiền chung châu Âu hôm qua (16/5) cho biết, ông "không loại trừ" một sự chậm trễ tự nguyện với việc hoàn trả khoản nợ của chính phủ Hy Lạp mà sẽ cung cấp cho quốc gia này nhiều thời gian hơn để sửa chữa nền kinh tế và lấy lại lòng tin của thị trường.
Nhưng ông đã ngay lập tức bị mâu thuẫn với Bộ trưởng Tài chính Pháp Christine Lagarde, người đã phản đối việc này, một dấu hiệu cho thấy các quan chức châu Âu vẫn còn đang “đấu vật” xem phải làm gì với cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp.
Ông Juncker cho biết lập trường cứng rắn của nhóm đối với sự sắp xếp lại - hoặc cho các chủ nợ ít hơn giá trị đầy đủ của trái phiếu họ nắm giữ - đã không mở rộng đến những gì ông và những người khác đã gọi là "sự tái tạo biên", hay đưa ra một đề nghị tự nguyện từ các trái chủ chấp nhận trả nợ trong một thời gian dài hơn.
Tuy nhiên, ông cảnh báo rằng Hy Lạp chưa sẵn sàng cho sự chuyển dịch như vậy, mà chỉ được xem xét sau khi Hy Lạp thực hiện nhiều nỗ lực hơn để thu hút tiền từ khu vực tư nhân, cắt giảm ngân sách, cải tổ lớn nền kinh tế đất nước.
Bộ trưởng Tài chính Hà Lan Jan Kees de Jager trước đó thừa nhận rằng các bộ trưởng đã thảo luận về lựa chọn tái cơ cấu với khoản nợ lớn của Hy Lạp – thứ mà các quan chức khu vực đồng tiền chung châu Âu đến nay vẫn còn bác bỏ.
Ông De Jager đã không cho biết liệu nước ông có ủng hộ tái cơ cấu hay không, nhưng ông bày tỏ sự thất vọng của mình với tình hình nghiêm trọng của Hy Lạp.
"Tại thời điểm này có vẻ như Hy Lạp không đi đúng hướng và trước tiên cần được đưa trở lại đúng hướng" trước khi quyết định bất kỳ biện pháp hỗ trợ mới nào, ông nói với các nhà báo.
Sự thất vọng trên cũng đã được những bộ trưởng khác chia sẻ, những người đã yêu cầu Hi Lạp có các biện pháp mạnh hơn để đảm bảo rằng nước này có thể cắt giảm thâm hụt ngân sách của mình cho các mục tiêu đặt ra trong chương trình cứu trợ tài chính ban đầu của nó.
Chính phủ Hy Lạp đã đồng ý tư nhân hóa thậm chí nhiều hơn các tài sản quốc gia để giúp trả các hóa đơn của mình và áp dụng các biện pháp khắc khổ bổ sung và cải cách kinh tế, ông Juncker nói.
Trong tháng 3, Hy Lạp đã cam kết tư nhân hóa khoảng 50 tỷ euro tài sản, chẳng hạn như cổ phần trong các công ty quốc gia và bất động sản, vào năm 2015, nhưng các bộ trưởng khu vực chung châu Âu phàn nàn rằng, họ chỉ thấy những tiến bộ nhỏ trong các nỗ lực này.
Các bộ trưởng cho biết, họ đã không thảo luận chi tiết liệu Hy Lạp cũng có thể cần nhiều vốn vay khẩn cấp từ EU và IMF hay không, nhưng cũng không loại trừ sự trợ giúp thêm một khi đoàn đánh giá của chương trình cứu trợ tài chính hiện tại đưa ra kết luận trong những ngày tới. Hi lạp đã được cấp khoảng 110 tỷ euro trong các khoản vay giải cứu một năm trước đây, nhưng nước này vẫn còn bị mắc kẹt trong suy thoái và bị bật ra khỏi các thị trường nợ quốc tế.
Nợ của Hy Lạp dự kiến sẽ đạt đỉnh 166% GDP vào năm 2013 và quốc gia này đang phải vật lộn để thắt chặt thâm hụt ngân sách. Hầu hết các nhà đầu tư và các nhà phân tích tin rằng các khoản nợ này là quá lớn và nền kinh tế quá yếu mà chỉ có cơ cấu lại mới giúp quốc gia này trở lại trên đôi chân của mình.
Athens được dự kiến sẽ bắt đầu quyên tiền trên các thị trường nợ quốc tế một lần nữa vào năm tới để giúp thanh toán các khoản nợ của mình, nhưng với lãi suất đối với trái phiếu Hy Lạp 10 năm luôn trên 15%, triển vọng này ngày càng có vẻ không chắc chắn, khiến chính phủ lâm vào sự thiếu hụt lớn.
Trong khi đó, các bộ trưởng khu vực chung châu Âu đã ký giải ngân 78 tỷ euro trong các khoản vay cho Bồ Đào Nha. Một phần ba các khoản vay giải cứu sẽ đến từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế, phần còn lại sẽ được chia đều cho 2 quỹ cứu trợ tài chính của châu Âu – một được hỗ trợ bởi các nước khu vực chung châu Âu, quỹ khác từ ngân sách EU.
Một quan chức châu Âu trước đó nói rằng đáo hạn trung bình của các khoản vay giải cứu sẽ là 7,5 năm - như các gói cứu trợ cho Ireland và Hy Lạp - và có lãi suất khoảng 5,7%. Đây là mức thấp hơn mức mà Ireland phải trả cho gói cứu trợ của mình.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.