Theo dõi Báo Hànộimới trên

Càng đầu tư nhiều tiền, áp lực càng lớn!

Thủy Tiên| 08/07/2015 07:06

(HNM) - Bốn năm kể từ bộ phim



- Đạo diễn nghĩ gì khi các phim của mình thường bị cắt và chỉnh sửa theo yêu cầu Hội đồng duyệt phim? Hai bộ phim mới có chung tình trạng?

- Phim "Những cô gái chân dài" bị cắt. Phim "Hotboy nổi loạn…" có cái kết như mọi người xem, theo tôi, là vừa ý. Hội đồng duyệt yêu cầu tôi sửa trên cơ sở giữ tinh thần của bộ phim. Việc làm phim xong rồi bị cắt là bình thường. Đó là một phần của cuộc sống và công việc làm phim. Những thành viên Hội đồng duyệt phim cũng làm việc theo tinh thần để cho bộ phim sáng sủa hơn, sạch sẽ hơn, ít nguy hiểm hơn.
- Vậy còn những ý tưởng ban đầu của đạo diễn?

- Tôi nghĩ mỗi người có một văn hóa khác nhau, sở thích khác nhau và tính thẩm mỹ khác nhau cho nên cần có luật pháp, có những quy định chuẩn để cân bằng mọi chuyện.

- Kinh phí đóng vai trò như thế nào trong một dự án phim?

- Tất nhiên có tiền mới quay được phim, nhưng mà tiền cũng không quan trọng. Như dự án phim "Vòng eo 56", tôi được đầu tư 18 tỷ đồng. Tôi bảo: "Tận 18 tỷ đồng ư, làm sao mà làm hết được"? Nhà sản xuất hỏi lại: "Thế bao nhiêu"?. Tôi trả lời: "10 tỷ đồng là làm thoải mái". Thật sự là khi nhận dự án này, tôi đã thốt lên, trời ơi đây là lần đầu tiên mình làm phim nhiều tiền như vậy, trước giờ toàn làm phim 5 - 6 tỷ đồng! Tôi nghĩ rằng khi làm phim nhiều tiền thì mình phải có trách nhiệm với đồng tiền của nhà sản xuất. Càng nhiều tiền thì áp lực càng lớn, rồi càng nhiều tiền thì có khi càng phô trương. Không biết cách xài tiền cho câu chuyện, cho nhân vật, dẫn đến phim đầu tư càng lớn thì càng dở. Tôi quan niệm, có bao nhiêu tiền thì làm bấy nhiêu và chỉ dùng để đầu tư cho nhân vật, cho câu chuyện. Thực ra làm ít tiền cũng có cái hay. Tôi luôn chủ động chọn các dự án ít tiền vì cảm thấy đủ sức làm không thua ai.

- Đạo diễn nghĩ sao về quan điểm Điện ảnh Việt đang rất cần những bộ phim mang màu sắc Việt Nam, câu chuyện Việt Nam, không bắt chước nước ngoài...?

- Đây là việc vừa khó vừa dễ. Chúng ta lại kêu trời mà không hiểu chỉ khi nào người nghệ sĩ, người làm phim có nhu cầu làm thì họ sẽ làm và mới làm được! Cũng như tôi chỉ làm những gì tôi thích. Còn việc bộ phim có màu sắc Việt Nam hay không thì lại phụ thuộc vào tâm hồn, con người của chính người làm ra nó. Nếu là một đạo diễn Việt Nam thật sự thì khi làm phim, tinh thần Việt Nam, văn hóa Việt Nam sẽ truyền tải vào tác phẩm một cách tự nhiên chứ không phải cứ cố gắng đưa vào là được. Có một điều khá mắc cười. Trước đây, các đạo diễn Việt kiều về nước làm những bộ phim rất xa lạ với Việt Nam, thế là phim ế khách. Trong khi đạo diễn Việt Nam làm thì đặc Việt Nam luôn khiến khán giả ùn ùn tới rạp. Nhưng sau một thời gian mọi việc lại đi ngược: Đạo diễn Việt kiều giờ đây làm phim rất Việt Nam còn đạo diễn Việt Nam thì cố bắt chước làm sao giống Mỹ nhất, dẫn đến việc phim của các đạo diễn Việt Nam càng ngày càng ế khách, còn các đạo diễn Việt kiều càng ngày càng ăn khách.

- Đạo diễn thấy mình giống nhóm nào?

- Tôi vẫn cố gắng làm phim theo tinh thần Việt Nam, nhưng không khí và tiết tấu giống Mỹ một chút tức là nhịp điệu phim nhanh gọn hơn.

- Vậy còn xu thế chuyển động của Điện ảnh Việt hiện nay theo góc nhìn của đạo diễn?

- Tôi nghĩ cũng không có gì đáng lo ngại cả. Giai đoạn đầu là các nhà sản xuất mời các đạo diễn giỏi làm phim. Bây giờ thì các đạo diễn tự bỏ tiền ra sản xuất bộ phim của họ… Mọi thứ đã phát triển và đang thay đổi. Tôi nghĩ rằng những đạo diễn giỏi, tồn tại được là người nắm được thị trường và tạo dựng được bản sắc, phong cách riêng.

- Cảm ơn đạo diễn!

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Càng đầu tư nhiều tiền, áp lực càng lớn!

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.