Theo dõi Báo Hànộimới trên

Cần mặt bằng sạch

Thanh Hiền| 09/04/2012 06:41

(HNM) - Những năm gần đây, thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp (KCN) Hà Nội giảm khoảng 40-50% so với giai đoạn 2006-2008. Ngoài những yếu tố khách quan do suy giảm kinh tế, thì nguyên nhân chính là các KCN Hà Nội đã cơ bản lấp đầy, diện tích mặt bằng


Sn xut sn phm công ngh cao Canon ti Khu công nghip Thăng Long. nh: Bá Hot

Đến nay, Hà Nội có 8/18 KCN, khu công nghệ cao (KCNC) đã cơ bản lấp đầy, thu hút 258 dự án đầu tư nước ngoài (ĐTNN) với tổng vốn đăng ký đạt 3,8 tỷ USD và 258 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký đạt 11.323 tỷ đồng. Trong số các dự án ĐTNN, có nhiều dự án của các tập đoàn hàng đầu thế giới sản xuất sản phẩm công nghệ cao như Canon, Panasonic, Meiko, Marumishu (Nhật Bản), MHI (sản xuất linh kiện máy bay Boeing của Mỹ)… có mức vốn 100-300 triệu USD. Dù mới chỉ có 8 KCN với 70% số dự án hoạt động, nhưng đã góp phần đáng kể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế-xã hội của Thủ đô. Các KCN Hà Nội đã, đang tạo ra hơn 40% giá trị sản lượng công nghiệp toàn TP, hơn 45% kim ngạch xuất khẩu, 20% GDP của TP; đồng thời, tạo việc làm cho khoảng 12 vạn lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Tỷ lệ vốn điều chỉnh tăng cao cho thấy môi trường đầu tư trong các KCN Hà Nội ngày càng được hoàn thiện. Tuy nhiên, sự giảm sút về số vốn đăng ký mới do thiếu mặt bằng sạch mới là điều đáng lo ngại. Theo Quyết định số 1080/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội có 25 KCN, KCNC nằm trong danh mục quy hoạch; nâng tổng số các KCN, KCNC lên 33 khu vào năm 2030, với tổng diện tích quy hoạch khoảng 6.747ha. Trong số 8 KCN, KCNC đã hoạt động, chỉ có duy nhất KCN Phú Nghĩa còn trống 8ha có thể tiếp nhận thêm dự án mới. Một số KCN đã hình thành từ cụm công nghiệp (CCN) thì hệ thống hạ tầng lại thiếu đồng bộ, công tác bảo dưỡng các công trình hạ tầng chưa được thường xuyên, một số DN thứ phát chưa tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, tiến độ triển khai dự án chậm. Hiện nay mới có 1/3 trong tổng diện tích quy hoạch các CCN được hoàn tất hạ tầng, số còn lại bị ách tắc trong khâu giải phóng mặt bằng (GPMB), vướng các loại quy hoạch của TP nên chưa được phê duyệt. Ngoài ra, trong số 15 KCN, KCNC (3.943,2ha) xây dựng mới và mở rộng diện tích, thì 10 khu đã có chủ đầu tư xây dựng hạ tầng và chủ đầu tư lập quy hoạch chi tiết; 1 khu lại phải dừng sau khi Thủ tướng có chỉ thị về tạm dừng phát triển các KCN, CCN.

Việc thiếu mặt bằng sạch cùng sự tác động của Nghị định 69 đã khiến chi phí GPMB tăng gấp 5 lần so với trước, đẩy giá thuê hạ tầng ở Hà Nội tăng cao, làm giảm sức cạnh tranh so với những KCN ở các vùng lân cận. Được biết, giá thuê bình quân hiện tại là 150-250 USD/m2/tháng (tùy từng KCN), tăng gấp 3-5 lần so với 3 năm về trước. Năm 2011, các KCN Hà Nội thu hút đầu tư đạt 197 triệu USD, tuy nhiên cơ cấu vốn đăng ký chủ yếu là điều chỉnh tăng quy mô, nâng cấp máy móc thiết bị. Nguồn vốn chủ yếu vẫn là của các DN Nhật Bản. Năm nay, các KCN Hà Nội phấn đấu thu hút đầu tư đạt 250 triệu USD. Tuy nhiên, do diện tích đất sạch có hạ tầng tại các KCN chưa nhiều, nên khả năng thu hút các dự án đầu tư mới có quy mô lớn sẽ khó khăn. Xu hướng thu hút đầu tư chủ yếu tập trung ở các KCN đang hoạt động như Quang Minh 1, Bắc Thăng Long, Thạch Thất - Quốc Oai, Phú Nghĩa, với mục tiêu điều chỉnh tăng vốn do thay đổi công nghệ, đăng ký điều chỉnh mức đầu tư. Các dự án mới có quy mô nhỏ sẽ thuê lại nhà xưởng của các DN đang hoạt động.

Theo đề án xây dựng, phát triển KCN, KCNC trên địa bàn giai đoạn 2012-2015 do Ban Quản lý các KCN và Khu chế xuất Hà Nội xây dựng, Hà Nội sẽ xây dựng phát triển 8 KCN, 2 KCNC với diện tích quy hoạch khoảng 2.252ha, nhằm tạo mặt bằng di chuyển các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi nội thành và các khu dân cư. Nếu đề án này được cấp có thẩm quyền thông qua, các KCN mới này sẽ tập trung thu hút đầu tư vào các ngành nghề công nghiệp phụ trợ, những dự án sử dụng công nghệ cao như công nghệ thông tin, y tế, vật liệu mới, dự án sản xuất công nghiệp sạch…

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Cần mặt bằng sạch

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.