Theo dõi Báo Hànộimới trên

Cách vệ sinh thớt

Tư Văn| 27/06/2022 07:48

(HNM) - Ngộ độc thực phẩm không chỉ do nguyên nhân từ thực phẩm mà còn do các dụng cụ chế biến thức ăn. Thớt là một dụng cụ dùng để chế biến thức ăn có thể là nơi tồn tại vi khuẩn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm nếu không vệ sinh đúng cách.

Ngày nay, ngoài thớt gỗ truyền thống dùng để băm, thái thực phẩm, người dân còn sử dụng các loại thớt được làm từ vật liệu khác: Nhựa, kính. Dù là làm bằng gỗ, kính hay nhựa thì khi dùng chung một chiếc thớt để băm, thái cả thịt sống và thịt chín, cần rửa sạch hoàn toàn, khử trùng thớt sau mỗi lần sử dụng để làm giảm vi khuẩn trên bề mặt thớt và tránh lây nhiễm chéo vi khuẩn.

Tuy nhiên, các chuyên gia về vệ sinh an toàn thực phẩm khuyên, nên sử dụng thớt riêng cho các mục đích khác nhau sẽ giúp hạn chế tối đa tình trạng ngộ độc thực phẩm. Sau mỗi lần sử dụng thớt để thái, chặt thịt, cá xong cần làm sạch bề mặt thớt với nước nóng và xà phòng hoặc các loại nước có chứa axít lactic như nước chanh, giấm táo, giúp làm giảm vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm trên bề mặt thớt. Sau khi rửa sạch thớt, dùng khăn sạch lau khô bề mặt và sau đó dựng hoặc treo thớt trong không khí để khô tự nhiên. Đối với thớt gỗ không nên sử dụng chiếc thớt đã bị vỡ hoặc nứt vì các rãnh nứt rất khó để làm sạch. Các vết nứt vỡ sẽ là nơi ẩn náu của vi khuẩn và có thể góp phần tạo ra tình trạng ngộ độc thực phẩm. Tốt nhất là nên thay ngay một cái thớt mới.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Cách vệ sinh thớt

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.