(HNMO) – Mới đây, ngày 22/1/2009 bức Tượng Phật Ngọc Quan Âm nặng 285 kg đã được rước từ Đà Nẵng về chùa Tảo Sách, 386 Lạc Long Quân Tây Hồ – Hà Nội để cho các phật tử tứ phương về chiêm bái, mở đầu hành trình “ Rước Ngọc Quan Âm cho tình thương nhân loại” kêu gọi những tấm lòng hảo tâm của cả nước.
Tượng Phật Ngọc Quan Âm nặng 285kg đã được rước từ Đà Nẵng về chùa Tảo Sách, 386 Lạc Long Quân Tây Hồ – Hà Nội để cho các phật tử tứ phương về chiêm bái, mở đầu hành trình “Rước Ngọc Quan Âm cho tình thương nhân loại” kêu gọi những tấm lòng hảo tâm của cả nước.
Quỹ tiền ủng hộ thu được sẽ dành phần lớn để tái tạo Tượng Phật Ngọc và tổ chức chương trình triển lãm tại mọi miền đất nước ,gây quỹ từ thiện cũng như ủng hộ cho những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn các tỉnh thànhmà Phật Ngọc Quan Âm được cung thỉnh đến.
Hành trình của “Phật ngọc quan âm”
Theo đại diện công ty Cổ Phần PT Thiên Việt – Cty được sự ủy quyền của Chùa Quan Thế Âm (Đà Nẵng), ngày 14/1 chương trình đã bắt đầu từ lễ chú tượng tại ngôi chùa cổ Đồi Thông, tỉnh ChiangRai (Thái Lan) do 200 vị Cao Tăng Vua Sãi và Quý Tôn Túc Viện chủ, Trụ trì, với sự tham gia đoàn hành hương gồm Chư tăng giáo phẩm Giáo hội Phật giáo Việt Nam, chùa Quán Thế Âm cùng Báo Đất Việt, Báo Giác Ngộ, Đài THVN- HVTV9, cùng gần 50 đạo hữu Phật tử.
Tại buổi lễ Gia trì, chú tượng một điều kỳ diệu đã đến với tượng Phật ngọc lần đầu tiên và Vua sãi của đất nước chùa vàng đã trực tiếp khai nhãn cho pho tượng. Ông Va Nit, Giám đốc xưởng điêu khắc Ngọc tại ChiangRai cho biết: “Qua nhiều đời làm nghề chế tác tượng, lần đầu tiên tôi mới chứng kiến Vua Sãi trực tiếp ấn chú Khai nhãn cho tượng Phật, thường thì Ngài ngồi từ xa tụng niệm gia trì. Đây quả thật là một cơ duyên lớn đối với pho tượng Phật Ngọc Quan Âm của Việt
Tinh mơ sáng 16/1, Đoàn chư tăng, phật tử hành hương rước Phật Ngọc rời ngôi chùa cổ kính ngàn năm Đoi Tung đáp chuyến bay về Thủ đô Bangkok để kịp buổi lễ gia trì hộ niệm của hàng trăm phật tử của Thủ đô Vương quốc Thái Lan, do ngài Phó vua sãi thứ nhất trụ trì chùa Wat Pat Nam chủ trì.
Đoàn hành hương cung rước Phật Ngọc của Việt
Vào lúc 13h30 ngày 20/1, Phật ngọc Quan Thế Âm cho tình thương nhân loại đã được chuyển từ sân bay Bangkok, Thái Lan, qua sân bay Tân Sơn Nhất và đáp xuống sân bay Quốc tế Đà Nẵng, chính thức thông quan vào 14h.Lúc 16h30, tại chùa Quan Thế Âm (Ngũ Hành Sơn), với sự chứng kiến của Sở VH-TT-DL TP Đà Nẵng, bức tượng Phật Ngọc cho tình thương nhân loại cao 1,2m đã được các sư thầy chùa Quan Thế Âm lắp ráp hoàn chỉnh.
Trước đó, để hưởng ứng chương trình này, ngày 3/1/2010 tại Chùa Tảo Sách Cty CP phát triển Thiên Việt đã tổ chức bữa tiệc chay giới thiệu chương trình trên, thu hút hàng trăm Phật tử tham dự.
Xuất xứ của bức tượng
Vào năm 2000 người ta tìm thấy ở Canada, phía Nam biên giới Yokon một khối ngọc thạch với màu xanh rực rỡ sáng nặng 18 tấn.Khối ngọc thạch Polar Pride vĩ đại này đã gây sửng sốt cho các chuyên gia đá quý trên thế giới bởi độ tinh khiết,không tỳ vết và phẩm lượng cao hơn hẳn so với khối ngọc thạch được tìm thấy vào năm 1960 tại cực Bắc Canada.
Tuy nhiên, trước đó không lâu, vị Lạt ma có tên Zopa Rinpoche đã nằm mộng thấy có một khối đá quý màu xanh ngọc phát sáng ở miền Bắc Canada. Vị Lạt ma này đã khuyên đệ tử Ian Green, Chủ tịch Đại tháp từ bi (Australia), đến mỏ ngọc thạch ở miền Bắc Canada với hy vọng có thể tìm được khối ngọc thạch như ý để tôn tạo thành tượng Phật, đồng thời cũng giao Ian Green phát tâm kêu gọi phật tử, đạo hữu toàn thế giới góp tiền thỉnh viên ngọc quí ấy.
Tháng 12/2006, khối ngọc quý được vận chuyển từ
Sau khi hoàn thành “Phật ngọc Hòa bình thế giới”, được sự đồng thuận của Lạt ma Zopa Rinpoche, cùng đạo tâm và lòng ưu ái, ông Ian Green đã nhường một phần khối ngọc còn lại cho Chùa Quán Thế Âm tại Đà Nẵng để Chùa thực hiện tôn tượng Bồ tát Quán Thế Âm, hay “Ngọc Quan Âm cho tình thương nhân loại” với ước nguyện cầu sự hòa bình bền vững.
Tượng Phật Ngọc Quan Âm nặng 285kg, có chiều cao 1m15, được các nghệ nhân Thái Lan tạc vô cùng khóe léo, tinh xảo từ các khối ngọc và mảnh ngọc có trọng lượng khoảng 1,2 tấn. Bảo tượng là hình ảnh Phật Bà trong tư thế “kiết già hàng ma” thiền định trên tòa sen, với 18 cánh tay bố trí cân đối hai bên với nhau nhiều tư thế khác nhau rất sống động (niệm chú, cầm bình bát, pháp khí khác…). Trong đó, có 14 cánh tay rời, chạm khắc tinh tế được gắn vào hai bên thân tượng, với độ mở rộng của đôi tay từ 0,4-0,6m. Phật ngọc quay ra bốn phương, trên đỉnh có tượng Phật A Di Đà tĩnh tọa mang ý nghĩa “Thập nhất diện Quan Âm”. Sau lưng bảo tượng là vầng hào quang ngọc có hình lá bồ đề, trên đó là những bàn tay ngọc có mắt Phật (Thiên Thủ Thiên Nhãn).
Chùa Tảo Sách
Theo sách Tây Hồ chí và Thăng Long cổ tích khảo, chùa có nguồn gốc liên quan đến dấu tích của Hoàng tử Uy Linh Lang, con trai thứ bảy của vua Trần Nhân Tông (Hiệu Thiệu Bảo 1278-1288). Thuở nhỏ, Linh Lang sống với mẹ là Chiêu Minh phu nhân ở phường Nhật Chiêu (nay là phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội). Nhiều lần, hoàng tử xin xuất gia, nhưng không được cha mẹ chấp thuận. Hoàng tử lập một nhà nhỏ ven hồ làm nơi đọc sách, cùng bạn bè rèn văn, luyện võ, du thuyền thưởng trăng, ngâm vịnh thi phú, xa lánh chính sự. Khi Chiêu Minh phu nhân mất, nhà vua cho lập đền thờ, gọi là “Chiêu thánh điện”. Năm 1285, khi nhà Nguyên sang xâm lược nước ta lần thứ 3, hoàng tử Linh Lang dựng cờ, chiêu mộ dân binh, xin vua cho xuất chinh dẹp giặc và đã lập được nhiều chiến công. Khi thắng trận trở về, hoàng tử không nhận ban thưởng mà lui về tu thiền ở chùa Vân Hồ. Vua luận công, phong là Dâm Đàm Đại Vương. Khi Dâm Đàm Đại Vương mất, nhân dân rước bài vị vào Chiêu thánh điện, thờ làm chính Thần Hoàng cùng 6 người bạn của ngài. Còn trên nền nhà đọc sách ven hồ, dân làng dựng một thảo am để ghi nhớ dấu tích hoạt động của Linh Lang hoàng tử. Đến đầu đời Lê (thế kỷ XV), nhân dân đã dựng ngôi chùa thay cho am cỏ, gọi là Tảo Sách tự (nghĩa là đọc sách dưới ánh ban mai). Sang thế kỷ XVI, khi Thiền sư Thủy Nguyệt, Trưởng môn phái Tào Động truyền thụ đệ tử trụ trì các chùa quanh hồ Tây, chùa Tảo Sách còn có tên là Tào Sách, thuộc Sơn Môn và mang tên chữ là Linh Sơn tự. Ngôi chùa khi đó mang thiết chế tôn thờ của “Linh Sơn đạo” (một đạo du nhập từ triều Tống của Trung Quốc, mang đặc điểm cả Tam giáo là Phật giáo, Nho giáo và Lão giáo, rất được các đời vua Lê, chúa Trịnh tôn sùng). Năm 1994, chùa được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử văn hoá và được duy tu, tôn tạo với đủ Nhà thờ Tổ, Trai phòng, Nhà thờ Mẫu, Điện thờ Đức Quan Thế Âm Bồ Tát…, đặc biệt là dựng lại gác chuông, tam quan đậm nét kiến trúc dân gian, hài hoà cảnh trí như hiện nay. |
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.