(HNMO) - Sau phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, chiều nay Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng đăng đàn.
16:50 11/06/2015
Các ĐB tiếp tục nêu câu hỏi:
ĐB Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình): Hệ thống cột điện hiện đang phải đeo tải quá nhiều thứ, vừa không bảo đảm an toàn, vừa gây phản cảm, mất vẻ đẹp cảnh quan đô thị, Bộ trưởng có giải pháp gì xử lý?
ĐB Lê Trọng Sang (TP.HCM): Bao giờ chúng ta có thể ban hành nghị định về phát triển công nghiệp phụ trợ?
Câu hỏi 2: Nhiều DN đầu tư vào công nghiệp ô tô không thực hiện đúng cam kết , lộ trình nội địa hoá. Bộ trưởng có biện pháp xử lý trong thời gian qua như thế nào, trách nhiệm của Bộ trưởng đến đâu?
ĐB Vũ Thị Hương Sen (Hải Dương): Việt Nam đã và đang tham gia ký kết nhiều hiệp định tự do thương mại. Cử tri băn khoăn muốn Bộ trưởng làm rõ người dân và DN cần làm gì để khai thác tối đa lợi thế của hội nhập?
câu hỏi 2: Vấn nạn hàng giả vẫn ngang nhiên hoành hành, nhất là thực phẩm. Bộ trưởng cho cử tri biết, có giải nào hữu hiệu hơn để dẹp nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng để người dân được dùng hàng thật, chất lượng thật?
ĐB Trần Xuân Hoà (Quảng Ninh): điện lưới ra đảo đang là vấn đề lớn trong phát triển kinh tế, bảo vệ chủ quyền của đất nước. Bộ trưởng cho biết quan điểm, cách giải quyết đưa điện lưới ra đảo nói chung và một số đảo của Quảng Ninh nói riêng
ĐB Vũ Xuân Trường (Nam Định): Bộ trưởng trả lời rõ về tăng giá xăng dầu thời gian qua.
ĐB Âu thị Mai (Tuyên Quang): Hiện nay hàng giả xuất hiện ở nhiều lĩnh vực, là vấn nạn gây nhức nhối cho xã hội, gây tâm lý hoang mang với người tiêu dùng. Bộ trưởng cho biết giải pháp căn cơ nào để khắc phục và đẩy lùi hàng giả
ĐB Lê Văn Lai: Nước ta đagn ở phân khúc nào trong chặng đường phát triển lên thành nước cơ bản công nghiệp?
Bộ trưởng sẽ tham mưu, đề xuất giải pháp chủ yếu nào để đưa nước ta cơ bản thành nước công nghiệp vào năm 2010. Ta có đạt được mục tiêu này không? Nếu đạt được, xin Bộ trưởng dẫn chứng thuyết phục, nếu không thì vì sao?
ĐB Điểu Huỳnh Sang (Bình Phước): Bộ trưởng có giải pháp gì trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nói chung và trẻ em dưới 6 tuổi nói riêng?
16:42 11/06/2015
Về bảo vệ hàng Việt Nam, Bộ trưởng cho rằng là trách nhiệm của những người làm công tác quản lý nhà nước thông qua các biện pháp kỹ thuật. Các bộ đều đã nghiên cứu, ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật với các sản phẩm này. Tiêu chuẩn vừa phải đáp ứng yêu cầu trong nước vừa bảo đảm việc xuất khẩu, giữ được chữ tín trong tiêu thụ sản phẩm ra nước ngoài.
Trước ý kiến của ĐB Ngô Văn Minh, Bộ trưởng báo cáo thêm không phải tất cả các công trình đập thuỷ điện đều đã được kiểm định mà các đập thuỷ điện đến kỳ kiểm định đều đã thực hiện nghiêm túc.
16:30 11/06/2015
Về câu hỏi đất quy hoạch trồng rừng mới cho dự án thủy điện, Bộ trưởng TNMT trả lời bổ sung, đất trồng rừng thay thế, quy hoạch về việc này đã được phê duyệt , chúng tôi sẽ có trách nhiệm tổ chức thực hiện. Xin tiếp thu ý kiến của ĐB.
ĐB Khá và ĐB Minh muốn đặt câu hỏi lần 2.
ĐB Khá: Hiện thương lái TQ tiếp tục hoành hành, làm thế nào để bảo vệ hàng VN?
ĐB Nguyễn Văn Minh: Bộ trưởng trả lời chưa đầy đủ, chưa trả lời về cắm mốc các công trình thủy điện, Bộ trưởng nói phải xem lại tái định cư Đề nghị Bộ trưởng trả lời thêm, có nên rà lại dự án xây dựng thủy điện có đất hay không có đất để trồng bù rừng?
Bộ trưởng trả lời: Ý kiến của ĐB Khá về thương lái TQ, trong báo cáo trả lời chúng tôi đã nêu rõ. Tình hình thương lái nước ngoài vào VN năm 2012-2013 diễn biến khá phức tạp nhưng chúng ta triển khai nhiều biện pháp nên tình hình giảm đi rõ. Về việc tiếp tục có thương lái nước ngoài hoạt động tại VN như ĐB vừa nêu chúng tôi sẽ kiểm tra lại.
Về việc thương lái mua cau non, chúng tôi đã trao đổi với các địa phương, những hoạt động này chủ yếu do thương nhân VN đứng ra, họ mua cau non để làm thuốc; nhiều gia đình có nhiều cau non cũng muốn tỉa bớt quả để bán.
16:23 11/06/2015
Về ý kiến ĐB việc xử lý DN vi phạm trong trồng rừng, chúng tôi đồng tình với Bộ trưởng Bộ NN-PTNT, DN nào trây ỳ, không thực hiện trồng rừng theo ké hoạch sau khi đã lấy đất để xây dựng thủy điện, k nộp tiền trồng rừng sẽ bị xử lý. Các DN được kiểm tra đều bày tỏ sẵn sàng trồng rừng theo kế hoạch hoặc đóng tiền.
Về đền bù di dân tái định cư, Thủ tưóng Chính phủ đã có quyết định cơ chế hỗ trợ di dân tái định cư khi xây thủy điện, địa phương phương thực hiện theo quy định này.
Trước khi xây dựng công trình thủy điện, tại sao không biết là không có đất, có đánh giá, tính toán không, biết không có đất trồng rừng sao vẫn cứ xây dựng nhà máy? Trả lời câu hỏi này, người đứng đầu Bộ Công thương cho biết, chỉ những năm gần đây mới đặt nghiêm túc vấn đề này nên xảy ra tình trạng xây dựng rồi không trồng bù diện tích rừng đã mất.
Về giá xăng dầu, đây là hàng hóa nhạy cảm nên điều hành phải kết hợp hài hòa lợi ích Nhà nước, người tiêu dùng, DN. Nghị định 83 được thực hiện từ tháng 11/2014. Bên cạnh mặt tốt không phải không có mặt cần tiếp tục được nghiên cứu để hoàn chỉnh, trong đó có xác định giá cơ sở. Tôi xin được tiếp thu ý kiến của ĐB, chúng tôi sẽ cùng Bộ Tài chính đề xuất với Chính phủ để sửa đổi những bất cập nếu cần thiết.
Đối vớiý kiến kế hoạch 5606, các biện pháp đề ra phù hợp đã đồng bộ hay chưa?, trong kế hoạch có nhiều giải pháp, tiêu chuẩn, chất lượng, bảo vệ thị trường trong nước, sản xuất trong nước, quyền lợi người tiêu dùng, các biện pháp lớn này liên quan đến nhiều bộ ngành, tính đồng bộ thể hiện nêu tương đối đầy đủ, thực hiện hiệu quả như thế nào còn phục thuộc vào từng bộ, ngành.
Một sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, giá phù hợp, khách hàng có từ chối không? Theo tôi đó là quyền của khách hàng. Nếu đó sản phẩm trong nước, tôi sẽ lựa chọn.
16:20 11/06/2015
Trả lời câu hỏi của ĐB Nguyễn Thị Khá: "Đề nghị Bộ trưởng cho biết một sản phẩm chất lượng tốt, hình thức đẹp, thì khách hành có thể từ chối được hay không?" , Bộ trưởng cho rằng đó là quyền lựa chọn của khách hàng. Tuy nhiên, khi đáp ứng các tiêu chí này, chắc chắn khách hàng sẽ không từ chối.Tuy nhiên, phải xem xét đó là sản phẩm trong nước hay do nước ngoài sản xuất. Nếu là tôi, tôi sẽ chọn hàng Việt Nam.
Trả lời câu hỏi của ĐB Nguyễn Văn Minh (TP.HCM) về kiểm tra các hồ, đập, Bộ trưởng khẳng định việc thực hiện Nghị quyết 62 của QH từ năm 2013 đã được Chính phủ chỉ đạo quyết liệt. Chúng tôi khẳng định đã làm hết sức nghiêm túc và thường xuyên có báo cáo với QH tại các kỳ họp.
Do cả hai phần trả lời của Bộ trưởng đều chưa thoả đáng, ĐB Nguyễn Thái Học đã đặt lại câu hỏi về phê duyệt các dự án công trình thuỷ điện: " DN hiện nay sẵn sàng trồng rừng nhưng đất ở các địa phương không còn nữa. Đây là bất cập, trách nhiệm của cơ quan phê duyệt để triển khai dự án như thế nào?
Bộ trưởng trả lời: một số dự án thuỷ điện trước đây được xây dựng từ nhiều năm nay chưa chú trọng công tác trồng bù rừng. Sau này, khi trở thành vấn đề lớn, được xã hội, cử tri quan tâm, khi xem xét dự án đầu tư để ra quyết định, báo cáo tác động môi trường luôn được xem xét, trong đó có phần trồng bù diện tích rừng đã mất khi xây dựng công trình thuỷ điện.
Về lộ trình xoá bỏ độc quyền kinh doanh điện theo câu hỏi của ĐB Nguyễn Sỹ Cương, Bộ trưởng cho biết theo lộ trình, năm 2012 sẽ thực hiện thị trường phát điện cạnh tranh, năm 2016 thực hiện thí điểm thị trường bán buôn điện cạnh tranh. Và từ năm 2021, thực hiện bán lẻ điện cạnh tranh, hoàn toàn là thị trường. Người mua được tự do lựa chọn nhà bán điện phù hợp khả năng của mình.
16:06 11/06/2015
Về ý kiến ĐB việc xử lý DN vi phạm trong trồng rừng, chúng tôi đồng tình với Bộ trưởng Bộ NN-PTNT, DN nào trây ỳ, không thực hiện trồng rừng theo kế hoạch sau khi đã lấy đất để xây dựng thủy điện, không nộp tiền trồng rừng sẽ bị xử lý. Các DN được kiểm tra đều bày tỏ sẵn sàng trồng rừng theo kế hoạch hoặc đóng tiền.
Về đền bù di dân tái định cư, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định cơ chế hỗ trợ di dân tái định cư khi xây thủy điện, địa phương thực hiện theo quy định này.
Trước khi xây dựng công trình thủy điện, tại sao không biết là không có đất, có đánh giá, tính toán không, biết không có đất trồng rừng sao vẫn cứ xây dựng nhà máy? Trả lời câu hỏi này, người đứng đầu Bộ Công thương cho biết, chỉ những năm gần đây mới nghiêm túc đặt vấn đề này nên xảy ra tình trạng xây dựng rồi không trồng bù diện tích rừng đã mất.
16:02 11/06/2015
Trả lời câu hỏi của ĐB Trần Tâm về hành tím Sóc Trăng, Bộ trưởng cho rằng công tác tìm hiểu về giá cả thị trường, nhất là với hành tím đã làm vì thị trường xuất khẩu hành tím chủ yếu là Indonesia. Một năm nước ta sản xuất được khoảng 80.000 tấn thì 80% là xuất khẩu. Cuối năm 2014, do thay đổi chính sách, khuyến khích tự trồng trong nước nên nước bạn có hạn chế về nhập khẩu. Thông tin về thị trường Indonesia đến không kịp thời khi nước ta đã vào vụ thu hoạch hành có một phần trách nhiệm của chúng tôi.
Rất mong các địa phương xem xét, hướng dẫn bà con duy trì quy hoạch, tránh tình trạng cung vượt quá cầu. Bộ Công thương sẽ cùng với Bộ NN &PTNT tham gia quá trình xây dựng và thực hiện quy hoạch này.
15:54 11/06/2015
Sau nghỉ giải lao, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng tiếp tục trả lời câu hỏi của các ĐB đã nêu
Trả lời câu hỏi của ĐH Thân Đức Nam về giải pháp chuyển biến phụ trợ công nghiệp, Bộ trưởng cho rằng, trước hết, tận dụng tốt quy định pháp luật hiện có có liên quan đến phụ trợ công nghiệp mà gần đây nhất là Luật đầu tư, Luật sửa đổi bổ sung Luật thuế; Làm tốt hơn nữa công tác quy hoạch; tổ chức kết nối giữa DN lớn trong đó có DN đầu tư nước ngoài và DN trong nước với DN công nghiệp hỗ trợ để trao đổi, bàn về khả năng DN lớn có thể hỗ trợ, đặt hàng DN nhỏ hay không.
Bộ trưởng cho biết trong thời gian tới sẽ báo cáo với các bộ có liên quan, đặc biệt là Bộ KH - ĐT xem khả năng cần thiết có luật riêng nữa về công nghiệp hỗ trợ hay không
15:31 11/06/2015
Vừa qua, ngành điện đề nghị 3 phương án tăng giá điện: 9,5%, 12% và 7,5%. Lần này, theo chỉ đạo của Thủ tướng CP, ngoài Bộ Tài chính và Bộ Công thương, còn có tham mưu của Bộ KHĐT, NHNN, tức việc điều chỉnh giá điện có ý kiến của 4 bộ.
Về việc điện chỉ tăng, trước đây chúng ta duy trì cơ chế bao cấp, từ năm 2014 mới bắt đầu giá bán cao hơn giá thành, hiện nay chưa phải là giá thị trường.
Về công nghiệp phụ trợ, công nghiệp hỗ trợ, trước hết tôi xin nhận trách nhiệm trước QH về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển công ngiệp hỗ trợ đặt ra nhiều năm nhưng việc chuyển biến trong xây dựng khung pháp luật, chính sách hạn chế.
Chúng tôi đang lấy ý kiến rộng rãi của các ngành, địa phương, DN về việc này. Tuy nhiên, về hỗ trợ của Nhà nước đối với các DN công nghiệp phụ trợ, chúng tôi hiểu DN lĩnh vực này đại đa số là DN vừa và nhỏ, siêu nhỏ, sức họ hạn chế, bước chân vào làm không có đỡ đầu rất khó khăn, mà ngân sách NN hạn chế, không thể hỗ trợ trực tiếp quá nhiều cho lĩnh vực này, vì thế chúng tôi thiết kế dự kiến đề xuất quỹ hỗ trợ, nhưng đề xuất này không phù hợp mà phải tìm cách khác.
Các công cụ hỗ trợ DN có trung tâm trợ giúp DN (tận dụng từ các trường đại học, trung tâm nghiên cứu) chỉ có thể bổ sung thêm các cán bộ có kinh nghiệm. Chúng ta đang cải cách hành chính nên không thể tăng thêm lượng người. Vấn đề này chưa làm tốt, tôi xin nhận trách nhiệm.
15:18 11/06/2015
Về quả dưa hấu, ĐB Nguyễn Sỹ Cương nêu việc thị trường bán lên tới 18- 20 ngàn đồng/kg, trong khi ở ruộng chỉ có 2-3 ngàn đồng/kg, đẩy giá dưa chênh lệch lớn. Cần cải thiện khâu tiêu thụ để giảm chênh lệch giá thành.
Về giá điện, tháng 8/2013 điều chỉnh, cả năm 2014 giữ nguyên, đến tháng 3/2015 mới điều chỉnh tăng 7,5%. Việc điều chỉnh này nằm trong chủ trương, do yếu tố đầu vào tăng như giá nhiên liệu…; Các yếu tố khác như chi phí khấu hao, năng suất lao động không được đưa vào tăng giá điện.
Thủy điện và nhiệt điện chiếm 80% sản lượng điện cả nước, khi tỷ lệ thay đổi cũng ảnh hưởng đến giá điện.
Chính phủ cho phép nếu mức điều chỉnh tăng giá dưới 10%, giao Bộ Công thương chủ trì.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.