Việc Mỹ đe dọa loại Nga ra khỏi Hiệp hội Viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn thế giới (SWIFT) đã dẫn đến việc Moscow giảm dần sự lệ thuộc vào đồng USD trong giao dịch ngoại thương.
Các chuyên gia của mạng lưới tư vấn và kiểm toán FinExpertiza tính toán rằng, trong vòng 5 năm bị trừng phạt, Nga đã giảm số lượng thanh toán quốc tế bằng đồng USD gần 13%, tăng thị phần thanh toán bằng euro và ruble lên lần lượt 26% và 14%.
Việc Mỹ đe dọa loại Nga ra khỏi Hiệp hội Viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn thế giới (SWIFT) đã dẫn đến việc Moscow giảm dần sự lệ thuộc vào đồng USD trong giao dịch ngoại thương.
Các chuyên gia FinExpertiza xác nhận trong vòng 5 năm, thị phần "đồng bạc xanh" của Mỹ trong thanh toán các hợp đồng nước ngoài của Nga giảm xuống còn 56% (tương đương 388 tỷ USD, mặc dù chỉ 5 năm trước thị phần USD trong thanh toán hoạt động ngoại thương vượt hơn 80%.
Đồng ruble và euro đang lấn át đồng USD, thị phần của những ngoại tệ này trong tổng khối lượng thanh toán nước ngoài của Nga lần lượt tăng lên tới 22% và 20%.
Chủ tịch Hội đồng Giám đốc FinExpertiza Elena Trubnikova nhận định: “Xu hướng từ bỏ đồng USD và chuyển sang thanh toán bằng đồng ruble trong giao dịch ngoại thương đã trở nên rõ ràng. Biện pháp này giúp nền kinh tế Nga bền vững hơn, bảo vệ khỏi các biện pháp trừng phạt".
Thực tế, việc sụt giảm thanh toán bằng đồng USD phần lớn liên quan đến kim ngạch thương mại hai chiều giữa Moscow và Washington giảm mạnh.
Năm ngoái, kim ngạch thương mại song phương Nga-Mỹ chưa vượt quá con số 25 tỷ USD.
So sánh với Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU), kim ngạch thương mại song phương lần lượt là 108 và 294 tỷ USD.
Hơn nữa, các nhà phân tích nhấn mạnh, thị phần đồng ruble trong thanh toán xuất khẩu với Trung Quốc tăng hơn 5 lần, trong khi đó thị phần đồng nhân dân tệ thanh toán nhập khẩu tăng gần 10 lần.
Nhiều nhà phân tích tích cho rằng, trong tương lai gần các công ty năng lượng của Nga sẽ trở thành yếu tố tác động chính chuyển sang thanh toán bằng đồng nội tệ.
Trước hết, Tập đoàn Gazprom và đường ống dẫn khí đốt “Sức mạnh Siberia” sẽ bắt đầu đưa vào khai thác vào tháng 12 tới. Hợp đồng trị giá 400 tỷ USD hiện nay đề xuất cung cấp hằng năm 38 tỷ m3 cho Trung Quốc trong vòng 30 năm.
Điều này sẽ bổ sung cho thị trường tiền tệ Nga khối lượng lớn đồng nhân dân tệ và sử dụng chúng để thanh toán các mặt hàng nhập từ Trung Quốc.
Theo Phó Giáo sư Pavel Gribov, tỷ giá đồng nhân dân tệ trên thực tế được kiểm soát. Những nguy cơ liên quan đến biến động tiền tệ, ở mức tối thiểu, thậm chí so sánh được với đồng euro.
Những dự án lớn, như thanh toán tiền mua khí đốt vận chuyển qua đường ống “Sức mạnh Siberia”, sẽ thúc đẩy Moscow và Bắc Kinh tăng tốc chuyển sang thanh toán bằng đồng nội tệ.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.