(HNM) - Các bệnh xương khớp, điển hình là có nhóm bệnh viêm khớp đang gia tăng nhanh trên toàn cầu cũng như tại Việt Nam trong những năm gần đây và trở thành gánh nặng cho xã hội. Trong khi đó, công tác tầm soát, chăm sóc và điều trị bệnh vẫn còn rất nhiều thách thức.
Nguyên nhân gây tàn phế hàng đầu
Theo PGS.TS.BS Lê Anh Thư, Khoa Nội cơ xương khớp, Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh), thống kê trong những năm gần đây của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật của Mỹ cho thấy, các bệnh viêm khớp là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế cho con người, tiếp theo là các vấn đề về lưng và cột sống. "Cả hai nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế cho con người trong suốt thập niên 2000-2010 đều thuộc lĩnh vực các bệnh cơ xương khớp" - bác sĩ (BS) Thư nói.
Thoái hóa khớp là căn bệnh gây tàn phế hàng đầu hiện nay. |
Theo BS Thư, các bệnh viêm khớp ngày càng nguy hiểm bởi tính chất "âm thầm" của nó. "Nếu các bệnh lý tim mạch nguyên nhân hàng đầu gây tử vong thì nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế lại là các bệnh lý xương khớp, đặc biệt là thoái hóa khớp".
Theo các chuyên gia y tế, tuổi thọ con người càng được nâng cao thì tỷ lệ các bệnh xương khớp ngày càng phổ biến. Thống kê tại Mỹ cho thấy, hơn 1/3 dân số mắc các bệnh về xương khớp. 80% người trên 55 tuổi bị thoái hóa khớp. Mỗi năm bệnh này gây ra 1 triệu lượt nhập viện, 45 triệu lượt khám, làm tổn thất 100 tỷ USD cho chi phí điều trị và mất sức lao động. Theo những số liệu gần đây, số người có tuổi tại nước ta đã lên hơn 6 triệu người, chiếm 7% tổng dân số. Theo dự đoán, tỷ lệ này sẽ tăng lên khoảng trên 10 triệu vào năm 2020. Phụ nữ chiếm khoảng 60% người có tuổi. Do vậy, chăm sóc sức khỏe xương khớp cho người có tuổi đang là vấn đề rất thách thức.
Báo động!
Dù chưa có thống kê đầy đủ nhưng với 30% người trên 35 tuổi, 60% người trên tuổi 65 và 85% người trên tuổi 80 bị thoái hóa khớp, bệnh này đang thách thức ở Việt Nam. Theo Thạc sĩ - BS Hồ Phạm Thục Lan - Trưởng khoa Cơ xương khớp, BV Nhân Dân 115, bệnh thoái hóa khớp đang có tần xuất mắc rất cao trong cộng đồng. Bác sĩ Lan cho biết, mỗi ngày tại BV Nhân Dân 115 có khoảng gần 200 bệnh nhân tới khám, tái khám các bệnh xương khớp thì trên 50% trong đó là thoái hóa khớp và 2/3 trong số này phải nhập viện điều trị.
Trong khi đó, tại các khoa cơ xương khớp của BV Nhân Dân Gia Định, BV Nguyễn Tri Phương, BV Thống Nhất… cũng khám từ vài chục đến hàng trăm người mắc bệnh xương khớp. Đáng chú ý, tại BV Chợ Rẫy, có đến 64.000 lượt bệnh nhân đến Phòng khám khớp của bệnh viện thăm khám trong một năm. Còn tại BV Chấn thương chỉnh hình TP Hồ Chí Minh, nếu trung bình mỗi ngày Phòng khám khớp giải quyết khám cho 250 bệnh nhân như hiện nay thì số lượng bệnh nhân đến khám trong một năm tính ra khoảng 90 nghìn lượt khám.
Thực trạng bệnh là vậy nhưng việc điều trị hiện nay tại các cơ sở cũng gặp nhiều thách thức bởi mạng lưới chẩn đoán, chăm sóc và điều trị bệnh chưa phổ biến và có độ phủ rộng khắp. Theo BS Thục Lan, thoái hóa khớp có tuổi mắc sớm hơn tuổi loãng xương và cũng là tốp đầu làm giảm, mất khả năng vận động. Tuy vậy, truyền thông về bệnh lại chưa nhiều, nhất là tại các vùng nông thôn. Còn theo BS Anh Thư, dân số nước ta đang già hóa, các bệnh xương khớp nói chung và thoái hóa khớp nói riêng sẽ là gánh nặng cho kinh tế gia đình, xã hội và gánh nặng cho bảo hiểm y tế khi thời gian điều trị dài ra.
Phòng ngừa không khó
Những nghiên cứu miễn dịch học phân tử của InterHealth (Mỹ) đã khẳng định, việc sử dụng hoạt chất sinh học UC-II, được tinh chiết bằng công nghệ cao nhằm giữ nguyên cấu trúc phân tử và đặc tính sinh học, sẽ giúp chủ động sửa chữa, tái tạo các tổn hại của sụn khớp và hạn chế tối đa quá trình tự hủy hoại của sụn khớp. UC-II khi được uống vào cơ thể, 53% sẽ được hấp thu vào máu, trở thành nguồn nguyên liệu quan trọng cho quá trình tái tạo, nuôi dưỡng sụn khớp. Phần còn lại (47%) không bị phân hủy mà đi đến ruột non để tương tác với cơ quan kiểm dịch của cơ thể là mảng Peyer, giúp cơ thể nhận diện collagen như một "người quen", giảm hoạt tính của tế bào T-Killer để không phá hủy các collagen được hấp thụ, đồng thời ngăn chặn quá trình phá hủy tự nhiên sụn khớp đang diễn ra, từ đó hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa khớp.
"Việc cung cấp UC-II cho cơ thể sẽ có tác dụng như "1 mũi tên trúng 2 đích", vừa giúp cơ thể bảo vệ, tái tạo sụn khớp từ nguyên liệu mới là UC-II vừa có tác dụng điều hòa miễn dịch, làm chậm quá trình viêm sụn và ngăn chặn sụn khớp hư hại lan rộng" - Tiến sĩ Tăng Hà Nam Anh - Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình, BV Nguyễn Tri Phương cho hay. Các nhà khoa học từ Đại học Harvard cũng đã tiến hành nghiên cứu về tác dụng của UC-II bằng phương pháp mù đôi, ngẫu nhiên cho dùng UC-II và đối chứng. Kết quả cho thấy nhóm dùng UC-II có nhiều cải thiện đáng kể như ít đau khớp, khớp trơn tru, vận động dễ dàng hơn, tăng gấp đôi sự dẻo dai của khớp…
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.