(HNMO) - Sáng 28-4, tại trụ sở Báo Nhân Dân (Hà Nội), đã diễn ra Hội thảo
Với những tham luận, ý kiến tâm huyết, chắt lọc từ quá trình tác nghiệp trong thực tế của nhiều nhà báo giàu kinh nghiệm, rất nhiều vấn đề nóng được nêu ra kèm theo đề xuất về giải pháp khắc phục.
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại Hội thảo. |
Phát biểu đề dẫn khai mạc hội thảo, đồng chí Thuận Hữu, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đã gợi mở những vấn đề cần trao đổi, làm rõ, bao gồm: vai trò của báo chí trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; những vấn đề đặt ra trong thực tiễn như: tính khách quan chân thực cần có trong đấu trang phòng, chống tham nhũng, lãng phí bằng báo chí, tác hại của việc thông tin sai; những vấn đề cần quan tâm trong trao đổi kinh nghiệm, bài học nghiệp vụ về bảo vệ nhà báo và bảo vệ nguồn tin...
Đề cập đến các vấn đề nói trên, PGS.TS Trần Văn Độ nêu bật vai trò của báo chí trong hoạt động tư pháp. Ông nhấn mạnh: Trong việc giải quyết các vụ án hình sự, báo chí có đóng góp to lớn trong việc định hướng dư luận xã hội về biện pháp pháp luật được áp dụng trong phòng, chống tội phạm tham nhũng. Nhưng cũng chính vì vai trò to lớn đó, báo chí càng cần phải cẩn trọng, nêu cao trách nhiệm xã hội trong việc định hướng dư luận, bảo đảm tính chính xác, khách quan trong quá trình tác nghiệp. Báo chí không nên đưa thông tin kiểu phán quyết thay cho tòa án, làm giảm uy lực và uy tín của tòa án, nhất là trong bối cảnh có nhiều nhóm lợi ích lợi dụng báo chí để trục lợi.
LS.TS Phan Trung Hoài nêu lên những thách thức và rủi ro đối với nhà báo làm công tác điều tra chống tiêu cực, tham nhũng, cũng như vấn đề nhận thức về vai trò, kỹ năng nghiệp vụ, kiến thức pháp luật của nhà báo trong hoạt động điều tra. Ông đề xuất: phải tổ chức nhiều hội thảo, đưa ra nhiều phương thức bảo vệ quyền hành nghề đúng pháp luật của nhà báo, bồi dưỡng kỹ năng và kiến thức pháp luật cho nhà báo, và khẳng định: "Nhà báo cần sử dụng tốt công cụ pháp luật dựa trên nền tảng hiểu biết pháp luật. Hội Nhà báo Việt Nam cần xây dựngcơ chế để cùng cơ quan chức năng trực tiếp bảo vệ quyền hành nghề của nhà báo, cùng Liên đoàn Luật sư Việt Nam và các tổ chức trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp đấu tranh có hiệu quả để phòng chống tham nhũng. Liên đoàn Luật sư Việt Nam sẵn sàng cùng tham gia bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho cơ quan báo chí và nhà báo".
Rất nhiều ý kiến thiết thực đã được nêu tại hội thảo. Lắng nghe các ý kiến này, Chủ tịch UB MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh đến nhiệm vụ tăng cường sự phối hợp giữa các nhà báo, cơ quan báo chí với Mặt trận Tổ quốc các cấp trong hoạt động đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Đồng chí hy vọng sau hội thảo, các nhà báo, cơ quan báo chí sẽ có thêm nhiều loạt bài hưởng ứng Cuộc thi “Báo chí với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí” do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức, góp phần tạo cơ chế để các cơ quan có trách nhiệm tiếp thu, xử lý, "đeo bám" đến cùng đối với các vụ việc mà báo chí phát hiện. Cùng với các vụ việc cụ thể, báo chí cũng cần tham gia cùng nghiên cứu nguyên nhân, tìm ra "cơ chế tham nhũng" để có sự phân tích thấu đáo, giúp các cơ quan có trách nhiệm nâng cao hiệu quả quản lý, xử lý vi phạm, tội phạm tham nũng, lãng phí.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.