Theo dõi Báo Hànộimới trên

Áp dụng T+3 trong giao dịch chứng khoán từ 4/9/2012

Q. Anh| 09/05/2012 14:06

(HNMO) - Theo Đầu tư chứng khóan, UBCK Nhà nước vừa có thông báo, sau khi thống nhất ý kiến các bên liên quan, UBCK sẽ chính thức áp dụng hình thức T+3 (cho phép nhà đầu tư bán chứng khoán ngày T+3) từ 4/9/2012. Như vậy, thời gian giao dịch chứng khóan sẽ được rút ngắn đi thêm 1 ngày, có lợi cho nhà đầu tư.

Vụ Phát triển thị trường của UBCK Nhà nước cho biết, trong nỗ lực triển khai T+3 (cho phép nhà đầu tư bán chứng khoán ngày T+3), những vấn đề mà khối ngân hàng lưu ký nêu (tham khảo ĐTCK số 55) là một loại vướng mắc, nhưng không vì thế mà cơ quan quản lý không thể triển khai T+3.


Ảnh minh họa

Hiện TTCK Việt Nam có hơn 100 Cty Chứng khóan và 7 thành viên lưu ký (HSBC, Deustbank, Citibank, Standard Chatered bank, Ngân hàng JP Morgan Chase, Ngân hàng Far East National bank, Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng BIDV). Vì hệ thống thanh toán chứng khoán thực hiện theo nguyên tắc bù trừ đa phương, nên để triển khai T+3, yêu cầu bắt buộc là các thành viên lưu ký đều phải đồng thuận và cam kết thực hiện đúng quy trình thanh toán (chuyển tiền trước 4h chiều T+2, sáng T+3 chứng khoán sẽ về đến tài khoản).

Một số quỹ đầu tư nước ngoài cho biết, họ rất mong muốn cơ quan quản lý sớm triển khai phương án T+3 để rút ngắn thời gian giao dịch chứng khoán đi 1 ngày. Các quỹ đầu tư nước ngoài của Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước khác cho rằng, họ mong đợi UBCK triển khai phương án T+3 và không ngại rủi ro từ sự khác biệt giữa ngày chuyển tiền và ngày nhận chứng khoán.

Theo UBCKNN, thị trường chứng khóan Việt Nam có 15.700 tài khoản nhà đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư ngoại khi muốn đầu tư vào Việt Nam thì yêu cầu bắt buộc là phải mở tài khoản tại ngân hàng lưu ký. Nhà đầu tư nước ngoài hiện sở hữu khoảng 12% vốn hóa thị trường trên Sở GDCK Hà Nội và khoảng 20% vốn hóa thị trường trên Sở GDCK TP. HCM.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Áp dụng T+3 trong giao dịch chứng khoán từ 4/9/2012

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.