Theo dõi Báo Hànộimới trên

Ai sẽ hợp nhất Libya khi ông Gaddahfi ra đi?

H.V| 22/08/2011 11:20

(HNMO) - Chiến binh Libya Husam Najjair dường như lo lắng nhiều về khả năng các chiến binh quay lại


"Điều đầu tiên lữ đoàn của tôi sẽ làm là thiết lập các trạm kiểm sóat để tước vũ khí của tất cả mọi người, trong đó có cả các nhóm chiến binh khác, bởi nếu không, nó sẽ gây ra một cuộc tắm máu", ông Najjair nói. "Tất cả các nhóm chiến binh đều muốn kiểm sóat Tripoli. Việc thiết lập trật tự là cần thiết".

Những lời bình luận của ông đã đặt ra một câu hỏi lớn nhất mà sẽ được đưa ra khi cuộc chiến ở Libya gần đến hồi kết, đó là ai sẽ lãnh đạo Libya nếu phiến quân tiếp quản?

Đến giờ câu hỏi trên dường như chưa có câu trả lời.


"Chẳng có một lãnh đạo phiến quân nào được mọi người nể trọng. Đó là vấn đề", Kamran Bokhari, giám đốc vùng Trung Đông tại công ty tình báo toàn cầu STRATFOR nói.

Ông Gaddafi đã điều hành quốc gia sản xuất dầu mỏ bắc Phi với sự tôn sùng, không cần tới các thể chế nhà nước vốn có thể khiến sự chuyển giao trở nên dễ dàng hơn cho các phiến quân, những người tràn đầy tinh thần nhưng lại thiếu khả năng chỉ huy phù hợp.

Họ cũng phải chịu sức ép bởi óc bè phái và sự chia rẽ về tôn giáo và bộ tộc.

Lãnh đạo phiến quân xuất chúng là Mustafa Abdel Jalil, chủ tịch Hội đồng chuyển tiếp quốc gia (NTC), một nhóm khác hẳn các đối thủ của ông Gaddafi đóng ở thành phố miền đông Benghazi.

Nhóm này bao gồm các cựu bộ trưởng của chính quyền và các thành viên đối lập lâu nay, những người đại diện cho các quan điểm rộng mở, trong đó có những người theo chủ nghĩa dân tộc Ả rập, những người Hồi giáo, những người theo chủ nghĩa thế tục, những người theo chủ nghĩa xã hội và các thương nhân.

Một cựu bộ trưởng tư pháp, Abdel Jalil được mô tả như là một "nhà kỹ trị công bằng" trong đống hồ sơ ngoại giao của Mỹ bị phát tán bởi WikiLeaks. Ông được tổ chức theo dõi nhân quyền tán dương bởi công việc của mình trong việc cải tiến luật hình sự ở Libya. Abdel Jalil đã từ chức Bộ trưởng Tư pháp hồi tháng 2 khi bạo lực được sử dụng để chống lại những người biểu tình.

Nhưng giống như các cựu thành viên khác trong vòng máy chính quyền Gaddafi, ông sẽ luôn được nhìn với con mắt nghi ngờ bởi một số phiến quân, những người muốn những gương mặt hoàn toàn mới không có mối liên quan nào trong quá khứ với chế độ đang điều hành quốc gia.

Thủ tướng của chính quyền phiến quân, Mahmoud Jibril, cựu quan chức phát triển hàng đầu dưới thời ông Gaddafi, có mối liên hệ ngoại giao rộng rãi và là một trong các đại diện của phiến quân.

Nhưng những cuộc chu du của ông đã gây thất vọng đối với một số đồng sự và những nhà ủng hộ quốc tế, nên kinh nghiệm và việc xây dựng quan hệ của ông sẽ bị bỏ phí nếu ông không được tham gia vào chính quyền mới.

Một chiến binh xuất chúng khác, người có thể giữ vai trò lãnh đạo tương lai là Ali Tarhouni. Người được học hành tại Mỹ này đã trở lại Libya để giúp phiến quân xử lý các vấn đề về kinh tế, tài chính và dầu mỏ.

Những căng thẳng giữa những đối thủ từ lâu của ông Gaddafi và những người ủng hộ ông gần đây đào ngũ sang phía phiến quân có thể làm xói mòn những nỗ lực để chọn ra một nhà lãnh đạo hiệu quả.

Nếu những người kiên định lập trường thắng thế, Libya có thể mắc cùng một lỗi mà các nhà phân tích nói đã xảy ra ở Iraq sau cuộc xâm lược năm 2003 của Mỹ lật đổ Saddam Hussein.

Những người ủng hộ Đảng Baath của ông và các quan chức quân đội đã bị thanh trừng trên diện rộng, tạo ra một khoảng trống quyền lực khiến Iraq bất ổn trong nhiều năm khi mọi người, từ những người ủng hộ ông đến al Qaeda, đã tiến hành một chiến dịch mạnh mẽ chống lại những nhà cầm quyền mới của Iraq được Mỹ ủng hộ.

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Ai sẽ hợp nhất Libya khi ông Gaddahfi ra đi?

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.