(HNMO) - Sáng 9-10, tại TP Hồ Chí Minh, Cục phòng chống HIV/AIDS - Bộ Y tế, Cục Trợ giúp pháp lý - Bộ Tư pháp phối hợp với Ủy ban Phòng chống AIDS TP Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội thảo Vận động chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người HIV.
Hội thảo có sự tham dự của đại diện, Cục Cục phòng chống HIV/AIDS, Ủy ban Phòng chống AIDS TP Hồ Chí Minh, Cục trợ giúp pháp lý, Bộ tư pháp, các tổ chức giúp đỡ người đồng tính, đại diện Mạng lưới người sống với HIV Việt Nam, tổ chức Vượt sóng... và các đồng đẳng viên tuyên truyền về HIV/AIDS.
Hội thảo Vận động chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người HIV |
Phát biểu tại hội thảo, ông Hoàng Đình Cảnh, Phó cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS cho biết: “Vấn đề chống kỳ thị người HIV tại Việt Nam đã được Bộ Y tế quan tâm suốt 25 năm qua, từ khi TP Hồ Chí Minh phát hiện một bệnh nhân nhiễm HIV đầu tiên. Trong nhiều năm qua, sự tích cực truyền thông chống kỳ thị người HIV đã giảm được phần kỳ thị và phân biệt đối xử với người HIV. Tuy nhiên, một thực tế phải thừa nhận, tình trạng kỳ thị bệnh nhân có HIV vẫn diễn ra, đặc biệt như thành TP Hồ Chí Minh là địa phương có số người nghiện và người nhiễm HIV cao nhất cả nước. Chính sự kỳ thị đẩy người HIV đi vào ngõ cụt, họ khó khăn khi xin việc làm, và các sinh hoạt trong cộng đồng”.
Trong năm 2014, Mạng lưới người sống với HIV Việt Nam đã tổ chức nghiên cứu về thực trạng kỳ thị với bệnh nhân có HIV. Khảo sát trên 1.625 người nhẫu nhiêu tại phòng khám cho bệnh nhân HIV và người tiêm chích ma túy, phụ nữ mại dâm, nam tình dục đồng giới sống tại Hà Nội, Hải Phòng, Điện Biên, Cần Thơ và TP Hồ Chí Minh,cho thấy 36% người nhiễm HIV phản ánh họ bị tiết lộ bí mật về bệnh tật mà không được sự đồng ý của họ. Ngoài ra, 23% trong số người tham gia khảo sát phản ánh họbị người xung quanh bàn tán về bản thân một cách kỳ thị.
Hậu quả dẫn đến ở môi trường tính kỳ thị cao, bảo mật thấp thì những người có nguy cơ nhiễm HIV không đi làm xét nghiệm kiểm tra bệnh. Trong đó nam giới chiếm 38%, 18% ở nữ giới. Điều này đã làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị của họ, khiến bệnh nhân có thể tử vong sớm. Đồng thời, để lại hậu quảlàm gia tăng nguy cơ lây nhiễm HIV trong cộng đồng, vì người có HIV không được uống thuốc điều trị sớm thì không thể làm suy giảm tải lượng vi rút lây bệnh.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.