Theo dõi Báo Hànộimới trên

11 thành tựu văn hóa đáng nể của Thành Cát Tư Hãn trong thời gian trị vì

Diệu Linh| 15/10/2015 14:45

(HNMO) - Thành Cát Tư Hãn được biết đến là một vị vua bất khả chiến bại và tàn bạo. Tuy nhiên, không ai có thể phủ nhận được sự thông thái của ông trong các chính sách văn hóa cũng như chính trị...

Thành Cát Tư Hãn (1162-1227) còn được gọi là Nguyên Thái Tổ là bị Đại hãn sáng lập ra đễ quốc Mông Cổ



Cho phép tự do tôn giáo

Mặc dù bản thân Thành Cát Tư Hãn là người theo đạo Shaman (một kiểu tôn giáo phổ biến vào cuối chế độ thị tộc, với sự xuất hiện của những Shaman hay còn gọi là pháp sư mang nhiệm vụ "kết nối" con người với các thế lực siêu nhiên nhưng ông lại cho phép người dân được tự do lựa chọn tôn giáo, đồng thời xóa bỏ thuế quan và miễn lao dịch cho các giáo đồ của mọi giáo phái. Quyết định khuyến khích tự do tôn giáo, tín ngưỡng là một bước đi mang tính chiến lược khi ông biết chắc rằng không có phần tử nào có khả năng nổi dậy chống lại mình. Bên cạnh đó, Thành Cát Tư Hãn cũng thiết lập một sắc lệnh: Lời của ông là Thiên lệnh.

Ban hành lệnh cấm tra tấn

Mặc dù công cuộc thống nhất lãnh thổ của Khả hãn đều tiến hành bằng phương thức bạo lực nhưng quân Mông Cổ không tra tấn hay gây thương tích cho tù nhân. Điều này đi trái lại với xu hướng chung của quân đội các nước văn minh cùng thời. Bên cạnh đó, ông cũng tin rằng điều khiến đối thủ khuất phục là tốc độ và hiệu quả chiến đấu. Các học giả cho rằng những câu chuyện về việc ông xây kim tự tháp từ đầu lâu của kẻ địch hay bắt người sống thả vào nước sôi chỉ là những truyền thuyết hư cấu.

Thu nạp kẻ thù vào quân ngũ

Khả hãn của Mông Cổ nổi danh là một nhà quân sự tài ba, thay vì hành hình quân địch, ông lại thu nạp họ vào hàng ngũ quân đội của mình. Năm 1201, ông suýt thiệt mạng do ngựa chiến trúng tên của quân địch. Chiến thắng trở về, thủ phạm trong hàng tù binh đã đứng lên nhận lỗi và được lựa chọn giữa "chết" hoặc "thề sẽ trung thành cả đời với vua". Sau khi chọn phương án thứ hai, người này đã trở thành chỉ huy trong quân đội và là một trong những vị tướng tài ba nhất ở Mông Cổ lúc bấy giờ.

Cai trị các vùng xâm lược từ xa

Sau khi chinh phục được một thành phố, Thành Cát Tư Hãn sẽ rời đi và để lại một vài quan chức để giám sát các vấn đề đô thị. Ông cũng muốn người dân tiếp tục cuộc sống thường nhật. Hầu hết những cư dân sống trong các vùng đất bị đánh chiếm đều an phận, một số người nổi dậy đấu tranh đều phải hững chịu cơn thịnh nộ của quân đội Mông Cổ. Năm 1221, những thành phần nổi dậy cuối cùng đã bị tiêu diệt tại Nishapur (vùng Đông Bắc Iran hiện nay).

Khuyến khích quân đội dựa vào thành tích cá nhân

Hệ thống phong kiến đã tồn tại khắp châu Á từ rất lâu trước thời của Thành Cát Tư Hãn, ở đó, quyền lợi luôn thuộc về những người thuộc dòng dõi quý tộc. Dù là con trai của một thủ lĩnh nhưng Khả hãn lại rất khinh thường chế độ này. Trong suốt thời gian chinh phạt các vùng đất, ông thường trọng dụng và khen thưởng những người trung thành và có thành thích tốt trong chiến đấu.

Bãi bỏ chế độ nô lệ

Thành Cát Tư Hãn hiểu được những đắng cay và áp lực kinh tế mà tầng lớp nô lệ phải hững chịu. Thiếu thời, bản thân ông cũng phải đi làm nô lệ khi ông và vợ của mình là Bột Nhi Thiếp bị quân địch bắt. Kể từ khi ông bắt đầu thống nhất các bộ lạc thành Mông Cổ, ông đã cấm việc biến người Mông Cổ thành nô lệ hoặc đầy tớ.

Thiết lập hệ thống chữ viết chung

Trong thời gian trị vì, thành tựu đáng khâm phục nhất của Thành Cát Tư Hãn là thiết lập hệ thống chữ viết Mông Cổ dựa trên bảng chữ cái Duy Ngô Nhĩ, là tiền đề cho việc ban bố luật lệ khắp các bộ tộc. Tuy không phải là hệ thống chữ viết đầu tiên ở Châu Á nhưng đó là bảng chữ cái đầu tiên được tiếp nhận và giảng dạy rộng rãi.

Thiết lập bộ luật chung

Khả Hãn thiết lập bộ luật chung bằng tiếng Mông Cổ cho cư dân ở khắp các bộ tộc có tên là Yassa.Trong đó cấm trộm cắp, cấm ngoại tình, tàn sát đẫm máu và làm chứng sai sự thật. Một số luật cũng đưa ra để người Mông Cổ bảo vệ môi trường sống như không được tắm dưới sông, suối và quân đội được yêu cầu nhặt rác trên đường đi.

Cho phép tự do thương mại trên "Con đường tơ lụa"

Không chỉ là nhà quân sự tài ba, Thành Cát Tư Hãn còn là người có tầm nhìn xa trong chính trị và kinh tế. Sau khi chinh phục Trung Quốc, Cận Trung Đông và một nửa châu Âu, ông đã thiết lập lại "Con Đường Tơ Lụa", khiến kinh tế của các vùng này trở nên ổn định và phát triển mạnh mẽ. Theo thời gian, trong những cuộc chinh phạt châu Âu, ông đã thiết lập những tuyến đường thương mại quan trọng giữa phương Đông và Phương Tây.

Người tạo ra hệ thống bưu điện đầu tiên trải dài khắp các châu lục

Kiến thức chính là sức mạnh của đế chế Thành Cát Tư Hãn và đó là lí do ngay từ khi cầm quyền, vị lãnh tụ của vùng đất Mông Cổ đã yêu cầu phải thiết lập ngay mạng lưới chuyển phát nhanh bằng ngựa, hệ thống được gọi là Yam. Ngoài công việc đưa tin, người đưa thư còn đóng vai trò trinh sát hành động của các lực lượng đối phương trên đường đi và theo dõi những thành phố, thị trấn bị chiếm đóng.

Phân phối tài sản cá nhân

Khả hãn được coi là một trong những vị vua giàu có nhất trong lịch sử căn cứ vào nguồn tài nguyên thu nạp được từ các lãnh thổ sáp nhập. Thay vì tích trữ tiền nong và của cải sau mỗi lần chinh phạt, vị lãnh đạo kiệt xuất hàng đầu thế giới lại phân phối chúng cho các binh sĩ và tướng lĩnh như một hình thức đẩy mạnh kinh tế nước nhà.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
11 thành tựu văn hóa đáng nể của Thành Cát Tư Hãn trong thời gian trị vì

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.