Theo dõi Báo Hànộimới trên

Xây dựng nông thôn mới, vướng đâu gỡ đó

Hoài - Hương ghi| 30/03/2011 06:46

(HNM) - Trao đổi với phóng viên bên lề hội nghị sơ kết


- Vậy hạn chế lớn nhất trong chỉ đạo xây dựng NTM là gì?


Hệ thống hạ tầng giao thông tại xã Thụy Hương, huyện Chương Mỹ, Hà Nội (một trong những địa chỉ được xây dựng thí điểm nông thôn mới) đã được hiện đại hóa. Ảnh: T. Hiền


- Tồn tại lớn nhất cho đến bây giờ là sự đồng thuận từ trên xuống dưới chưa nhịp nhàng. Công tác tuyên truyền vừa rồi đã có một bước tiến nhưng chưa thường xuyên, liên tục, chưa tìm được điểm nhấn. Bên cạnh việc đưa ra những mô hình tốt, chúng ta còn lúng túng trong việc xác định cái gì dân làm, cái gì doanh nghiệp hỗ trợ, cái gì Nhà nước hỗ trợ, cái gì đoàn thể quần chúng cùng chung tay làm nên chưa tránh được tình trạng "cha chung không ai khóc". Vì vậy định hướng này cho tới bây giờ chưa đạt được như mong muốn..

- Ông nhận xét như thế nào về những ý kiến cho rằng, trong quá trình triển khai, nhiều địa phương lúng túng trong quy hoạch NTM, có nơi đến nay quy hoạch chi tiết còn chưa đầy đủ?


- Đúng vậy, đây là tồn tại lớn. Cho tới bây giờ công tác quy hoạch là ưu tiên số một của chúng ta nhưng không chỉ 11 xã điểm lúng túng trong vấn đề quy hoạch mà còn tồn tại ở hầu hết các địa phương trong cả nước về xây dựng NTM. Thực tế, muốn xây dựng nông thôn mới hiệu quả, cần quy hoạch theo hướng chỉnh trang nông thôn, hiện đại hóa hạ tầng trên cơ sở cơ bản tôn trọng nông thôn truyền thống để điều chỉnh cho hợp lý và gắn với hiện đại chứ không phải xóa đi làm lại. Đây là vấn đề khó, đòi hỏi có tầm nhìn bao quát mà lực lượng tư vấn của chúng ta chưa đủ năng lực. Đối với 11 xã điểm, quy hoạch tương đối ổn nên Bộ đang tính cho nhân rộng.

- Vậy còn những tồn tại gì nữa trong chỉ đạo xây dựng NTM?

- Đó là khả năng từ điểm nhân rộng ở các xã được Trung ương lựa chọn xây dựng thí điểm NTM, có những điểm nhân rộng rất tốt. Ví dụ như mô hình cải tạo vườn tạp của xã Gia Phố, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh), không chỉ Gia Phố mà các xã xung quanh đã làm theo rồi. Nhưng để có nhiều điểm, việc nhân rộng không phải là dễ, nhất là xung quanh vấn đề mọi người cùng chung sức để làm hạ tầng NTM. Nguồn lực dành cho nó đang là vấn đề khó khăn lớn. Tồn tại nữa là cơ chế chính sách đã rõ rồi nhưng cái tạo cho người dân làm chủ thực sự trong chương trình này còn chưa rõ ràng; các đoàn thể quần chúng phải thực sự vào cuộc. Thanh niên làm gì, phụ nữ làm gì, hội cựu chiến binh làm gì, hay là những hội nghề nghiệp của chính địa phương ấy thì không phải đâu cũng làm được tốt như xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi (TP Hồ Chí Minh). Ở xã điểm này khả năng lôi kéo các đoàn thể quần chúng rất tốt so với nhiều nơi. Ngay cả 11 xã điểm cũng không phải nơi nào cũng làm được chứ chưa nói đến phạm vi cả nước. Một vấn đề nữa rõ ràng vướng là mong muốn của người dân với những chỉ tiêu mà chúng ta phải xây dựng lâu dài. Ví dụ như việc xây dựng NTM của 11 xã điểm không phải đến năm 2011 là xong, có những tiêu chí thì đạt được nhưng cũng có những tiêu chí cần thời gian nữa, như tiêu chí thu nhập của dân, tiêu chí chuyển dịch cơ cấu lao động... Năm nay chúng ta làm thì sang năm mới có thu nhập, thậm chí vài ba năm mới có thu nhập nhưng nhất định thu nhập tăng nhanh. Hay tiêu chí chuyển dịch cơ cấu lao động là vấn đề khó nhưng buộc phải làm vì không còn cách nào khác. Cũng có những tiêu chí bất hợp lý cần phải sửa, vì vậy các địa phương cứ tích cực làm điểm NTM trên tinh thần mắc đâu thì gỡ đó mới thành công.

- Xin cảm ơn Thứ trưởng.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cho rằng, cái được lớn nhất khi chỉ đạo mô hình NTM tại 11 xã Trung ương lựa chọn xây dựng thí điểm NTM là chúng ta rút ra được cách làm, biết bắt đầu từ đâu, biết cách huy động nguồn lực, biết lựa việc, cái gì làm trước, cái gì làm sau. Thành công lớn nữa là từ chỉ đạo mô hình tại 11 xã điểm rút ra kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng NTM cho cả nước... Gần như tất cả cơ chế, chính sách chỉ đạo 11 xã điểm đã được đưa vào Quyết định 800 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM.
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Xây dựng nông thôn mới, vướng đâu gỡ đó

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.