Đàn voi rừng này đã phá hoại nhiều cây cối và diện tích ngô của một số hộ gia đình; để lại nhiều dấu chân to, rõ tại hiện trường.
Đàn voi rừng này đã phá hoại nhiều cây cối và diện tích ngô của một số hộ gia đình; để lại nhiều dấu chân to, rõ tại hiện trường.
Ngay sau khi nhận được thông tin đàn voi xuất hiện, chính quyền địa phương và Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Anh Sơn đã có mặt, phối hợp cùng người dân địa phương dùng các biện pháp thủ công xua đuổi đàn voi trở lại rừng.
Tuy nhiên, việc xua đuổi đàn voi gặp nhiều khó khăn do địa hình phức tạp. Thông tin ban đầu và bằng kinh nghiệm của người dân, cán bộ lâm nghiệp địa phương cho biết, có thể đàn voi rừng này nằm trong vòng lõi Vườn quốc gia Pù Mát.
Tại Nghệ An, không chỉ ở huyện Anh Sơn mà ở một số huyện khác như Con Cuông, Thanh Chương, Tương Dương, đã từng xuất hiện voi rừng phá hoại cây cối, hoa màu của người dân. Thời gian voi thường xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 11 hằng năm.
Tỉnh Nghệ An khuyến cáo, người dân tại những địa phương nơi có nguy cơ cao voi rừng xuất hiện phải thường xuyên cảnh giác; thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho bản thân và gia đình, hàng xóm và xua đuổi đàn voi theo các biện pháp thủ công, truyền thống; tuyệt đối không được dùng hung khí, vũ khí tấn công làm ảnh hưởng đến tính mạng voi rừng.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.