(HNMO) – Trong hai ngày 1-2/4, tại Hà Nội, Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế tại Việt Nam (ILO) và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã phối hợp tổ chức Hội thảo quốc gia với chủ đề “Tương lai của quan hệ lao động và việc sửa đổi Bộ Luật Lao động và Luật Công đoàn”.
(HNMO) – Trong hai ngày 1-2/4, tại Hà Nội, Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế tại Việt Nam (ILO) và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã phối hợp tổ chức Hội thảo quốc gia với chủ đề “Tương lai của quan hệ lao động và việc sửa đổi Bộ Luật Lao động và Luật Công đoàn”.
Đặc biệt tại Hội thảo đã diễn ra lễ ký kết văn kiện dự án Quan hệ lao động Việt Nam-ILO do ILO hợp tác với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì thực hiện có sự tham gia của các đối tác xã hội và các cơ quan, tổ chức có liên quan tại Việt Nam thực hiện đến năm 2011 (được tài trợ bởi quỹ Một Liên Hợp Quốc).Dự án trị giá 2 triệu Đô la Mỹ này sẽ hỗ trợ các đối tác ba bên trong việc sửa đổi Bộ Luật Lao động và Luật Công đoàn, hỗ trợ nâng cao năng lực ba bên để trở thành các đối tác hiệu quả trong quan hệ lao động. Dự án sẽ hỗ trợ Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trong việc tăng cường năng lực đại diện của công đoàn cơ sở và công đoàn cấp trên cơ sở, hỗ trợ người sử dụng lao động xây dựng và tăng cường năng lực cho tổ chức đại diện người sử dụng lao động, và hỗ trợ chính phủ xây dựng các thể chế hiệu quả để thúc đẩy quan hệ lao động hài hòa.
Trong hai ngày thảo luận, các đại biểu tại Hội thảo đề cập đến 3 yếu tố quan trọng trong quá trình sửa đổi Bộ Luật Lao động và Luật Công đoàn, đó là: Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức trong quá trình hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế toàn cầu và xây dựng một hệ thống quan hệ lao động hiệu quả và phù hợp với nền kinh tế theo định hướng thị trường; những sửa đổi dự kiến trong dự thảo luật được đặt trong hoàn cảnh của từng bên – Chính phủ, công đoàn và người sử dụng lao động; và nội dung sửa đổi trong Bộ Luật Lao động liên quan đến những vấn đề mấu chốt như việc làm, tiêu chuẩn lao động và điều kiện làm việc, và tác động của những sửa đổi này đối với quan hệ lao động tại Việt Nam.
Hội thảo diễn ra vào thời điểm quan trọng khi dự thảo Bộ Luật lao động sửa đổi và Luật Công đoàn sửa đổi đã và đang được thảo luận rộng rãi, lấy ý kiến tham gia của các chủ thể có liên quan trước khi trình lên các Ủy ban của Quốc hội để thẩm định, thảo luận cho ý kiến trước khi chính thức thông qua.
Giám đốc điều hành của Tổ chức Lao động Quốc tế, phụ trách khối Tiêu chuẩn lao động, các Nguyên tắc và Quyền cơ bản tại nơi làm việc, Ông Kari Tapiola, có bài tham luận chính và tham gia điều hành một số cuộc thảo luận tại hội thảo.Ông Tapiola nhấn mạnh “quan hệ lao động hài hòa là đặc điểm mấu chốt của các nền kinh tế chuyển đổi thành công, và Việt
Hội thảo còn đề cập đến các vấn đề về quan hệ lao động nảy sinh trong những năm gần đây như nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề đình công tự phát, vấn đề làm thế nào tăng cường sức mạnh cho công đoàn để có đủ năng lực đại diện cho người lao động.Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Ông Nguyễn Thanh Hòa phát biểu: “Việc thiết lập khung pháp lý hiệu quả hơn để người lao động và người sử dụng lao động có thể đối thoại và thương lượng, và nâng cao năng lực của cả hai bên trong bối cảnh kinh tế liên tục thay đổi, thể hiện rõ quyết tâm của Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp lao động một cách hiệu quả.”
Ông John Hendra, Điều phối viên thường trú của Liên Hợp Quốc đặt vấn đề trong bối cảnh rộng hơn: “Sự phát triển kinh tế ở Việt Nam là một câu chuyện thành công vượt bậc, nhưng để thành công trong phát triển kinh tế song hành với phát triển xã hội, những sửa đổi trong hai luật lần này cần quán triệt các nguyên tắc cơ bản của quan hệ lao động hài hòa, đối thoại xã hội và hợp tác ba bên.”
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.