(HNM) - Giải tỏa vi phạm đê điều ngày càng trở nên cấp bách trong bối cảnh vi phạm đê điều vẫn tồn tại nhiều cộng với mưa bão diễn biến phức tạp, khó lường, đặc biệt thời gian gần đây hệ thống đê Hà Nội liên tục xuất hiện sự cố mà một phần nguyên nhân là do vi phạm gây ra.
Chúng tôi trở về xã Đồng Tiến (huyện Ứng Hòa) đúng một năm sau khi địa phương này ra quân xử lý 69 trường hợp vi phạm hành lang đê Tả Đáy. Dọc con đường dài khoảng 500m, những khối bê tông vẫn nằm ngổn ngang như trước đây một năm, cỏ, cây dại mọc um tùm. Một số nơi có dấu hiệu người dân tái lấn chiếm làm mái che, mái vẩy, san gạt làm đường đi, lối lại... Chủ tịch
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Xuân Việt:Đưa công tác quản lý đê điều vào nền nếp Vấn đề cấp bách nhất hiện nay là tổ chức cắm mốc giới để phân định rõ ranh giới giữa hành lang đê, hành lang thoát lũ và công trình thủy lợi với khu dân cư và các công trình khác. Trên cơ sở này, cơ quan chức năng cùng chính quyền địa phương tổ chức rà soát, phân loại vi phạm đang tồn tại và quan trọng nhất là đủ cơ sở pháp lý để đưa công tác quản lý đê điều, thủy lợi đi vào nền nếp. UBND TP dành kinh phí để triển khai công tác này, Sở NN-PTNT đề xuất với UBND TP các biện pháp cụ thể để tổ chức cắm mốc chỉ giới trong thời gian sớm nhất. |
UBND xã Quản Ngọc Biết thừa nhận người dân đã bắt đầu tái lấn chiếm nhưng chỉ là vi phạm giản đơn, "họ hứa khi nào có dự án của Nhà nước thì tự giác tháo dỡ". Theo ông Biết, hiện vẫn còn 25 hộ có công trình vi phạm nằm trong hành lang đê, trong đó có 8 nhà bê tông kiên cố, còn lại là lều quán, mái che, mái vẩy do người dân dựng lên để bán hàng. Xung quanh thông tin về dự án "đường gom dân sinh" sẽ thực hiện sau khi cưỡng chế nhằm chống tái lấn chiếm, ông Biết thủng thẳng nói: "Chúng tôi cũng chỉ mới nghe như vậy, cụ thể như thế nào còn phải... chờ các cơ quan chức năng quyết định". Trong khi đó, đê Tả Đáy qua địa phận xã Đồng Tiến vừa xuất hiện hai điểm sạt trượt tổng chiều dài hơn 400m, nguyên nhân được xác định là do nền đê yếu, độ dốc mái nhỏ, vị trí sự cố gần ao hồ cộng với mưa liên tục.
Theo thống kê của UBND huyện Ứng Hòa, tuyến đê Tả Đáy qua địa phận của 13 xã, thị trấn dài khoảng 36km đang tồn tại gần 2.000 trường hợp vi phạm. Thời gian qua, đã xảy ra 3 vị trí sạt lở, nứt gãy trên tuyến đê này, ngoài hai điểm ở xã Đồng Tiến, tại xã Viên Nội cũng sạt trượt dài khoảng 110m. Không riêng huyện Ứng Hòa, tình trạng tái phạm xảy ra phổ biến ở các dạng như tập kết cát trên địa bàn huyện Ba Vì, TX Sơn Tây; dựng lều, lán, tập kết gỗ, vật liệu xây dựng trên đê ở huyện Đan Phượng; đốt lò gạch ở huyện Phú Xuyên; đổ phế thải ở Thanh Trì, Hoàng Mai, Hai Bà Trưng... Gần đây, tình trạng sạt, trượt đê, kè, bờ bãi do vi phạm gây nên liên tục xuất hiện đã gây mất an toàn cho hệ thống đê điều. Điển hình là các vụ sạt trượt trên đê Hữu Hồng qua TX Sơn Tây; đê Hữu sông Cà Lồ qua xã Xuân Nộn (Đông Anh); trên bãi sông đê Tả Đuống qua địa phận thị trấn Yên Viên (Gia Lâm); sụt lún mái kè Xuân Canh, xã Xuân Canh (Đông Anh); sạt trượt trên đê Mỹ Hà (Mỹ Đức)...
Trước tình trạng lấn chiếm hành lang đê hiện nay, giải pháp công trình cũng được xem là cấp thiết, đặc biệt đối với những khu vực sau khi xử lý vi phạm. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm cũ chưa được xử lý đã phát sinh vi phạm mới và xử lý theo kiểu "bắt cóc bỏ đĩa" đã, đang là tiếng chuông báo động về trách nhiệm của chính quyền địa phương và cơ quan quản lý đê điều. Trường hợp cụ thể tại xã Đồng Tiến cho thấy, nếu giải pháp công trình không được triển khai khẩn cấp thì tái phạm sẽ diễn biến phức tạp, lúc đó hàng trăm triệu đồng đầu tư để cưỡng chế, tu bổ đê trở nên vô nghĩa. Theo các chuyên gia, giải pháp công trình có nhiều ưu điểm, một mặt ngăn chặn được vi phạm; mặt khác bảo đảm mỹ quan, tăng tính bền vững cho hệ thống đê, đặc biệt ở những khu vực đê bị vi phạm đã qua nhiều năm chưa được tu sửa. Tuy nhiên, điểm mấu chốt hiện nay là các công trình khi được phê duyệt, sau xử lý vi phạm cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện để bảo đảm đồng bộ, tránh tái lấn chiếm.
Nhằm thực hiện tốt các vấn đề nêu trên, theo Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Lưu Văn Hải, cần làm rõ trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, đặc biệt là công tác quản lý trật tự xây dựng ở các quận, huyện ven đê; tăng cường phối hợp giữa chính quyền địa phương và cơ quan quản lý đê điều, thủy lợi từ khi phát hiện, xử lý đến chống tái lấn chiếm. Trước mắt, cần rà soát, phân loại những vi phạm nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến đê điều để xử lý kiên quyết, dứt điểm; đối với những vi phạm giản đơn như lều lán, mái che, mái vẩy, chính quyền địa phương cần chủ động xử lý khi mới phát sinh.
Kiểm điểm trách nhiệm cá nhân liên quan đến sự cố đê Ái Nàng |
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.