Loài người cần hơn 4.000 năm để sáng tạo và hoàn thiện chữ viết. Vậy mà chỉ cần hơn hai thập kỷ máy tính, thói quen viết tay đang đứng trước nguy cơ bị mai một.
Trong khi máy tính, điện thọai di động và fax nhanh hơn bất cứ bàn tay nào, nét chữ viết tay không còn là phương tiện để soạn thảo văn bản nữa nhưng nó hàm chứa những thông tin mà máy móc không thay thế được.
Đại văn hào Goethe nhận xét: "Chữ viết thể hiện cách tư duy và tâm tính của người viết".
Với môn bói chữ, chỉ nhìn vào dòng chữ ký có thể đoán ra khá chính xác chủ nhân của nó là người cương quyết, mạnh bạo hay nhút nhát.
Không tin bạn có thể tìm một tập sưu tầm chữ viết của bảy thế kỷ mới xuất bản, Trong đó có hàng chữ rối rắm của nhà phân tâm học Sigmund Freud, nét bay bướm của nhà văn quý tộc Marquis de Sade, hay mớ chữ cái hỗn độn của danh họa Pablo Picasso bên cạnh hàng chữ ngay ngắn của Albert Einstein.
Loài người cần hơn 4.000 năm để sáng tạo và hoàn thiện chữ viết. Vậy mà chỉ cần hơn hai thập kỷ máy tính, thói quen viết tay đang đứng trước nguy cơ bị mai một. Hôm nay, ít ai có thời gian và kiên nhẫn để làm việc đó, tựa như viết tay là môṭ thứ xa xỉ.
Độ̣t nhiên ở châu Âu, những doanh nghiệp bán giấy bút đang từ một cửa hiệu tầm tầm cung cấp nhu cầu văn phòng, chợt thành nơi thu hút một lượng khách hàng muốn coi chữ viết thành một sự kiện văn hóa nho nhỏ, thay vì coi đó là một yêu cầu bất khả kháng nơi công tcác.
Cái sự kiện văn hóa ấy bắt đầu từ cách đây 2000 năm.
Thời điểm ấy, người châu Á vẫn dùng bút lông làm từ lông mèo hay bờm ngựa để viết mực Tàu mài ra nghiên. Còn châu Âu chỉ thông dụng cây bút lông ngỗng chấm vào lọ mực.
Nhiều người gắn hẳn một ống mực con phía trên đầu sống lông ngỗng cắt vát. Người Anh được coi là chủ nhân của phát minh này từ năm 1809. Song do quá bất tiện nên chẳng mấy ai muốn dùng.
Louis Edson Waterman, một nhân viên bảo hiểm người Mỹ, tìm cách hãm dòng chảy lúc mạnh lúc yếu từ ống mực bằng cách thay ống mực to bằng nhiều ống mực nhỏ chập lại. Năm 1984, Louis Edson Waterman được cấp bằng sáng chế cho cây bút máy Waterman, nhãn hiệu nổi tiếng.
Bút Parker là sáng tạo của một giáo viên người Mỹ tên là George Parker. George Parker nhận ra điểm yếu của bút Waterman khi mực viết xuống đầu ngòi bút trong ống mực bị giảm áp suất làm ngừng dòng chảy, ông gắn thêm một ống nhỏ để thông khí vào ống mực.
Hãng bút Parker tồn tại từ năm 1888, thời điểm George Parker đăng ký bằng phát minh, đến tận hôm nay. Sau đó, Waterman tiếp tục cải tiến hệ thống nạp mực qua ống nhỏ giọt bằng piston hút mực. Về nguyên tắc cây bút máy cho đến hôm nay không có gì thay đổi lớn.
Năm 1900, bút máy bắt đầu chiếm lĩnh thị trường bàn viết. Năm 1954, trong thế chiến thứ II, Waterman có sáng chế làm ra viên mực đút trong ống khi cần dùng chỉ việc cho nước vào. Viên mực khô là tiền thân cho khôi phục mực mà ngày nay học sinh đang dùng.
Joachim Ringelnatz, một nhà văn chuyên xê dịch để tìm cảm hứng cho biết: "Tôi không bao giờ lo lạc hành lý. Tất cả tài sản tôi mang theo là tiểu thuyết, thơ, tiếu lâm đều nằm trong cây bút Montblanc".
Theo dòng mốt bút xa xỉ, các nhà tạo dáng nổi tiếng như Bulgari, Cartier hay Hermes đều bán tên tuổi của mình cho những doanh nghiệp sản xuất bút cao cấp. Một cây bút mang những tên tuổi đó có giá 60 USD, và có giá cao nhất là 21.000 USD như cây Cartier bằng bạch kim nạm 26 viên kim cương.
Đã cầm trong tay cây bút máy để nhả tơ vàng thì không thể nguệch ngoạc lên một mẩu giấy vô hồn được. Vậy là, song song với bút máy là một ngành công nghiệp sản xuất giấy hảo hạng.
Cửa hàng bán giấy bút cao cấp Smothson of Bond Street ở London cho biết: "Thật trớ trêu khi cuộc cách mạng máy tính đưa ra loại văn phòng không giấy nhưng làm chúng tôi đông khách thêm. Văn thư viết tay trở thành đồ quý, và giấy viết thư hảo hạng là hàng sưu tầm".
Smothson có trong danh sách khách hàng tên tuổi sáng giá như Gwyneth Paltrow. Một nữ diễn viên nhân dịp sinh nhật con gái đã mua dự trữ 20 thùng giấy in hình trái táo vì sợ hết. Nhà tạo mốt Marc Jacobs lang thang mất hai ngày cuối tuần giữa Paris mới tìm được một hiệu bán giấy viết thư tử tế.
Kể ra thì sự cầu kỳ ấy cũng dễ hiểu, khi ta định viết một tấm giấy mời, bưu thiếp cảm ơn hay chúc mừng, hơn nữa, là một bức thư tỏ tình mà lại dùng email, mấy tấm card in sẵn thì thật vô cảm.
Theo TT&VH
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.