Theo dõi Báo Hànộimới trên

Ung thư trực tràng đang có xu hướng trẻ hóa

Tuệ Diễm| 18/03/2016 18:46

(HNMO) - Sự ra đi của ca sĩ Trần Lập ở tuổi 42 do ung thư trực tràng khiến dư luận giấy lên nhiều lo lắng về căn bệnh này.Các bác sĩ ở Việt Nam cũng đang cảnh báo căn bệnh ung thư trực tràng hiện nay đang có xu hướng trẻ hóa.


Bác sĩ Nguyễn Hữu Thịnh - Phó Trưởng khoa Ngoại tiêu hóa - Bệnh viện Đại học Y dược - TP Hồ Chí Minh cho biết: “Mỗi năm bệnh viện tiếp nhận 500 ca ung thư trực tràng, trong đó ca bệnh 70 bệnh dưới 50 tuổi, tỷ lệngười trẻ mắc bệnh ung thư điều trị chiếm 15%, căn bệnh này đang có xu hướng được trẻ hóa, với nhiều biểu hiện ác tính hơn so với độ tuổi ngoài 50”.

Theo bác sĩ Nguyễn Hữu Thịnh, trước đây ung thư trực tràng là căn bệnh gặp ở các bệnh nhân ở độ tuổi ngoài 50. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, bệnh biện Đại học Y dược có theo dõi thì ca bệnh ung thư trực tràng phát hiện độ tuổi càng trẻ hóa. Đây cũng là xu hướng chung ở các quốc gia khác đang gặp phải.Y khoa quy ước, nếu lấy mốc 50 tuổi để phân cấp người bệnh thì bệnh nhân dưới 50 tuổi mắc bệnh là ung thư trực tràng được xếp vào độ tuổi trẻ, còn trên 50 tuổi được xem là độ tuổi già. Nước Mỹ cũng đã công bố kết quả theo dõi cho thấy ung thư đại trực tràng ngày càng trẻ, tần suất người dưới 50 tuổi càng tăng, còn người trên 50 tuổi ổn định và giảm dần.

Ca sĩ Trần Lập mới qua đời vì căn bệnh ung thư trực tràng.


Theo bác sĩ Nguyễn Hữu Thịnh, vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể chỉ rõ nguyên nhân khiến bệnh ung thư trực tràng tăng cao ở người trẻ. Tuy nhiên, hiện nay nguyên nhân có thể do chế độ ăn chứa hóa chất độc hại, lối sống lười vận động của người trẻ, ngoài ra có thể do tác động của bệnh béo phì và tình trạng đái tháo đường cao cũng là những yếu tố nguy cơ.

Điều trị ung thư, thì việc phát hiện sớm chính là chìa khóa quan trọng nhất. Phát hiện sớm thì kết quả thành công điều trị càng cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nếu người bệnh được phát hiện sớm ở giai đoạn I thì tỷ lệ sống trên 5 năm sau phẫu thật đạt 90%. Nếu phát hiện trễ ở giai đoạn IV thì chỉ còn 18% ở người trẻ và 6% ở người già.Trường hợp của ca sĩ Trần Lập, do phát hiện trễ, bệnh đã vào giai đoạn thứ 4 và có nhiều xâm lấn. Do đó, dù phẫu thuật điều trị nhưng anh đã không thể qua khỏi. Tại bệnh viện Đại học Y dược, tỷ lệ sống được sau 5 năm phẫu thuật ung thư trực tràng ở tất cả giai đoạn hiện nay mới chỉđạt 60%.

Bác sĩ Nguyễn Hữu Thịnh cảnh báo, ung thư đại tràng và trực tràng thường không có triệu chứng rõ ràng dễ bị trùng lắp vớinhiều bệnh thông thường, trong đó điển hình là bệnh trĩ. Bệnh nhân có với biểu hiện đi cầu ra máu và thường tự điều trị bênh trĩ theo phương pháp dân gian. Ngoài ra, một phần cũng do nguyên nhâ ở thầy thuốc, trước các triệu chứng đau bụng thoáng qua, đi cầu ra máu thì thầy thuốc thường nghĩ đến những bệnh đơn giản hơn, nên không cho bệnh nhân đi tầm soát ung thư.

Hiện nay dịch vụ soát ung thư đại tràng - trực tràng được triển khai ở nhiều bệnh viện, với nhiều phương cách tầm soát khác nhau. Chi phí cho tầm soát giao động từ 800.000 đồng - 3.000.000 đồng cho một lần thực hiện.

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Ung thư trực tràng đang có xu hướng trẻ hóa

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.