(HNMO) - Những linh mục dòng Chính thống giáo đã hát bài thánh ca trang trọng, những người Ukraina đã thắp nến sáp và chuông đã rung 25 lần, tượng trưng cho số năm đã trôi qua kể từ thảm họa Chernobyl khi thế giới ngày 26/4 đánh dấu ngày tưởng niệm tai nạn hạt nhân tồi tệ nhất lịch sử.
Cha sứ Nga Patriarch Kirill đã tổ chức lễ thánh đêm gần tượng đài dành cho các nhân viên cứu hỏa và nhân viên dọn dẹp, những người đã chết ngay sau tai nạn do ngộ độc phóng xạ cấp tính.
"Thế giới chưa từng biết đến một thảm họa nào trong thời bình có thể so sánh được với những gì đã xảy ra ở Chernobyl", ông Kirill, người đi cùng Thủ tướng Ukraine Mykola Azarov và các quan chức khác nói.
Buổi lễ ngày hôm nay bắt đầu lúc 1h23' sáng (tức 21h23 GMT), thời điểm của vụ nổ ngày 26/4/1986, đã phun những đám mây bụi phóng xạ lên gần khắp châu Âu và buộc hàng ngàn người phải rời bỏ nhà cửa ở những khu vực bị ảnh hưởng mạnh thuộc Ukraine, Belarus và phía tây nước Nga.
Vụ nổ đã thải ra mức bức xạ gấp 400 lần so với quả bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống Hiroshima. Hàng trăm nghìn người đã bị ốm và những cánh rừng đã từng nguyên sơ cùng đất nông nghiệp vẫn còn bị ô nhiễm. Tổ chức Y tế thế giới của Liên hợp quốc cho biết tại một cuộc hội thả ở Kiev hồi tuần trước rằng, trong số 600.000 người tiếp xúc với bức xạ nặng nhất, 4.000 người đã chết vì ung thư.
Hàng trăm người Ukraina, chủ yếu là quả phụ của công nhân nhà máy và những người cử tới để đối phó với thiên tai, đã đến dự buổi lễ hôm nay để tỏ lòng kính trọng với những người thân yêu và đồng nghiệp. Với đôi mắt đỏ, họ đã thắp nến, đứng im lặng và làm dấu thánh trong thanh âm của những bài kinh.
Ông Medvedev đã tham gia cùng Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych vào các nghi lễ tưởng niệm ở Chernobyl cuối ngày hôm nay.
Một lễ tương tự như ở Kiev đã được tổ chức đồng thời vào sớm ngày hôm nay ở Slavutich, một thị trấn cách Chernobyl khoảng 40km, đã được xây dựng cho những người dân sơ tán khỏi các ngôi nhà gần nhà máy.
Chernobyl đã thực hiện các tiêu điểm đổi mới kể từ khi trận động đất và sóng thần gây ra một thảm họa hạt nhân ở Nhật Bản hồi tháng trước và hiện nước này vẫn đang phải đấu tranh để đặt nhà máy điện hạt nhân Fukushima Dai-ichi dưới sự kiểm soát.
Báo chí Nhật Bản hôm qua đã nhấn mạnh tầm quan trọng của Chernobyl. Tờ Asahi đã phỏng vấn một công nhân Chernobyl cũ dưới tiêu đề: "Fukushima, đừng bước đi cùng một tuyến đường".
Tại Đức, hàng nghìn người đã biểu tình hôm qua gần một số nhà máy điện hạt nhân, yêu cầu ngừng ngay việc sử dụng năng lượng nguyên tử. Cuộc khủng hoảng ở Nhật Bản đã khiến Đức có kế hoạch đóng băng các kế hoạch kéo dài tuổi thọ của các nhà máy điện hạt nhân, ra lệnh đóng cửa tạm thời 7 lò phản ứng lâu đời nhất và tìm kiếm một sự chuyển đổi nhanh chóng hơn sang năng lượng tái tạo.
Tại Áo, Thủ tướng Werner Faymann đã dùng một sự kiện ở Vienna để đánh dấu kỷ niệm 25 năm thảm họa Chernobyl, kêu gọi cho một châu Âu phi hạt nhân.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.